* Nhiều ý kiến cho rằng từ giờ đến cuối năm, lãi suất sẽ tiếp tục giảm. Đây là cơ hội cho doanh nghiêp. Quan điểm của ông thì sao.?
- Có 3 cơ hội để giảm lãi suất: Hiện Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra áp lực về trần lãi suất cho vay (không quá 10% đối với 5 khu vực ưu tiên và đối với các khu vực còn lại không quá 13%, kể cả các khoản cho vay cũ). Đây là cơ hội để các DN tiếp cận được nguồn vốn cho vay rẻ hơn. Các NHTM hiện nay đều có thể huy động được lãi suất thấp, nhờ vậy sẽ có cơ hội giảm lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng đang tính đến việc phát triển các dịch vụ để có thể bù lại số lợi nhuận bị thu hẹp do giảm lãi suất. Tuy nhiên, tôi chỉ dám kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm.
|
|
 |
Tôi chỉ dám kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm.
|
 |
 |
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong
|
|
|
*Thế còn lý do làm hạn chế tính khả thi của kỳ vọng giảm lãi suất, thưa ông?
- Bản thân ngân hàng với tư cách là DN, họ phải chịu áp lực về lợi nhuận về lãi suất cao, đặc biệt các cổ đông của các ngân hàng. Bên cạnh đó, áp lực về chi phí bộ máy rất lớn, việc giảm nhanh lãi suất cho vay sẽ gây cho ngân hàng khó khăn về thiếu nguồn thu để chi phí duy trì hoạt động.
Mặt khác, bản thân các ngân hàng vẫn có những cơ sở pháp lý cho việc thỏa thuận đầu ra với các DN, nhất là các khoản cho vay trung và dài hạn.
Cuối cùng, các ngân hàng đang thiếu các cơ hội phát triển các dịch vụ, sức cạnh tranh có giới hạn, chưa thể nhanh chóng mở ra được các hoạt động mới để bù lại phần lợi nhuận bị mất khi có giảm lãi suất.
* Vậy thưa ông, thời điểm hiện nay mức lãi suất như thế nào là phù hợp?
- Lãi suất đối với DN thì càng thấp càng tốt những phải nhìn theo tổng thể hài hòa với lạm phát và đầu vào của ngân hàng. Tôi cho rằng khoảng trên dưới 7% là tốt nhất. Thực tế, hiện nay các NH vẫn huy động được từ 5-6%, thì cho vay 7-8% là ngưỡng mà cả ngân hàng và DN đều chấp nhận được. Mức 12-15% là quá cao.
* Ông nhận định như thế nào về cơ hội cho DN trong mấy tháng cuối năm?
- Những chính sách hỗ trợ đang đi vào thực tiễn, kinh tế thế giới đang có những điểm sáng, nhất là những thị trường mà Việt Nam đang xuất siêu, như Mỹ, Nhật. Điều này giúp cho DN xuất khẩu có triển vọng tốt hơn. Đặc biệt, việc điều chỉnh tỷ giá cũng mang lại nhiều lợi thế cho DN xuất khẩu về thị trường, sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước lại đang chịu áp lực về chi phí cũng như những áp lực liên quan tới lạm phát.
* Như vậy thì khó khăn của DN trong nước còn quá nhiều, thưa ông?
- Những tháng cuối năm, DN vẫn gặp áp lực về việc tìm hướng đầu tư và vốn. Điểm yếu của DN nước ta là tách rời giữa cung cấp các yếu tố đầu vào, người sản xuất và thị trường tiêu thụ. Cho nên việc liên kết với nhau để thông suốt từ khâu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra không có.
Có nhiều DN đăng ký mới nhưng việc tìm kiếm các điều kiện để tham gia thị trường cũng không dễ dàng trong khi từ lãi suất cho tới các chi phí về mặt bằng vẫn còn cao.
Bên cạnh đó, DN tiếp tục phải xứ lý hàng tồn kho, nợ xấu và các tranh chấp, đặc biệt là những khoản nợ lẫn nhau và vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận các ưu đãi của nhà nước.
Mặt khác, các giải pháp của Chính phủ với sự đột phá, sự tiếp diễn đến đâu, mức độ thế nào vẫn đang là câu hỏi chưa thể trả lời.
* Xin cảm ơn ông!