Đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bà Hồ Thị Thu Hà - Giám đốc Cty CP Khoáng sản Nghệ An, đơn vi chuyên khai thác mỏ, sản phẩm bột đá vôi trắng xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Băng-La-Đét… cho biết, hiện nhu cầu sử dụng bột đá trong nước chỉ khoảng 30-40% công suất, còn lại là phải tìm thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của DN hiện nay là Ấn Độ, khoảng 2-3 triệu tấn/năm; Băng-La-Đét, khoảng 500-700 nghìn tấn/năm. Hiện nay, ngoài thuế xuất khẩu mặt hàng này (10%) thì DN còn phải chịu thêm 19% thuế nhập khẩu của Ấn Độ. Trong khi đó các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc chỉ phải chịu thuế 3%, Malaysia 0% vì các nước này đã ký Hiệp định thương mại với Ấn Độ.
|
|
 |
Đề nghị Bộ Công thương ký Hiệp định thương mại với Ấn Độ và Băng-La-Đét về mặt hàng bột đá, để sản phẩm bột đá của Việt Nam có thể xuất khẩu sang các thị trường này được thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng bị ép giá, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và tiêu thụ của DN... |
 |
 |
Bà Hồ Thị Thu Hà. Ảnh: MN. |
|
|
Bà Hà đề nghị Bộ Công thương xem xét ký Hiệp định thương mại với Ấn Độ và Băng-La-Đét về mặt hàng bột đá, để sản phẩm bột đá của Việt Nam có thể xuất khẩu sang các thị trường này được thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng bị ép giá, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và tiêu thụ của DN.
Ông Nguyễn Văn Viện - Giám đốc Cty CP Sơn Hải Phòng, đơn vị chuyên sản xuất sơn, bột giặt và mỹ phẩm cho biết, ngoài tiêu thụ trong nước, DN còn xuất khẩu sang Myanmar, Lào, Campuchia và Cu-Ba. Tuy nhiên, mới chỉ xuất khẩu bột giặt và mỹ phẩm. DN đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ để DN có thể xuất khẩu sơn ra nước ngoài.
Ông Nguyễn Minh Kế - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Cty Nhôm Sông Hồng, đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm nhôm xuất sang Thái Lan, Nhật, Mỹ, Canada cho biết, điều bất cập hiện nay đó là: mỗi lần có đơn hàng thì DN lại phải về Hà Nội để xin Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
“Mặc dù DN chúng tôi đóng trên địa bàn KCN đầu tiên của miền Bắc, được xây dựng từ năm 1959, nhưng lại không thuộc KCN của tỉnh Phú Thọ. Vì thế, mỗi tháng chúng tôi phải về Bộ Công thương 4-5 lần để xin giấy C/O, vì Ban Quản lý KCN Phú Thọ không được phép cấp”.
Ông Kế đề nghị "Bộ Công thương làm cách nào đó ủy quyền cho Ban Quản lý KCN Phú Thọ cấp giấy C/O để DN đỡ phải đi lại, vừa tốn kém mà không cần thiết".
Bộ Công thương nên công khai địa chỉ liên hệ của các Tham tán
Ông Nguyễn Ngọc Hải - Thám tán Thương mại tại Iran cho biết, trong những lần ông tiếp xúc với các DN thì thấy rằng rất nhiều DN kêu thiếu thông tin về thị trường, về chính sách xuất nhập khẩu. “Đây là điều không thể chấp nhận được”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, việc tìm kiếm thông tin là việc của DN: “Trong bối cảnh internet phát triển như hiện nay mà DN lại kêu không có thông tin thì không thể chấp nhận được. Không chỉ công tác tìm kiếm thị trường của các DN còn yếu, mà hoạt động xúc tiến thương mại của các địa phương làm cũng chưa tốt. Do đó, trong thời gian tới cần phải tăng cường vấn đề này”.
Ông Hải cũng đề nghị Bộ Công thương công khai địa chỉ các Tham tán, hòm thư, số điện thoại để các DN chủ động liên hệ khi cần thiết. Các DN cũng cần chủ động gửi hình ảnh, băng ghi hình cho các Tham tán để trưng bày, giới thiệu tại nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, với những kiến nghị này của các DN, các ngành hàng, các Hiệp hội đã phần nào tìm ra những nguyên nhân còn gây cản trở cho hàng hóa của Việt Nam. Hi vọng rằng những vướng mắc này sẽ sớm được tháo gỡ để việc xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và xúc tiến thương mại tại các địa phương nói riêng đạt kết quả cao trong năm tới./.