Lãi, lỗ đều tăng giá
Suốt nhiều tuần qua, dòng tiền đầu cơ đã đẩy giá nhiều cổ phiếu nhỏ tăng với tốc độ chóng mặt. Một số mã tăng nóng nhất được hỗ trợ bởi thông tin kết quả kinh doanh có phần tích cực, nhưng nhiều cổ phiếu vẫn lỗ nặng. Kiểu giao dịch kéo giá trần liên tục với hàng trăm ngàn cổ phiếu chặn mua đối với nhà đầu tư là rất quen thuộc, dấu hiệu của hiện tượng đầu cơ làm giá. Khi dòng tiền chi phối được thanh khoản thì vấn đề lãi, lỗ của doanh nghiệp cũng không có ý nghĩa gì.
Đơn cử đến phiên hôm nay VST vẫn tăng giá kịch trần phiên thứ 2 liên tục và tăng hơn 33% trong 7 phiên gần nhất. Tính từ đầu tháng 10 thì VST đã tăng 80%. Quý 3/2013 VST bán tàu thu về 15 tỷ nhưng vẫn lỗ 24 tỷ. Lũy kế 9 tháng lỗ trên 171 tỷ. VST được đẩy giá trần rất dễ dàng do thanh khoản không cao. Giao dịch hôm nay chỉ khoảng 2,6 tỷ đồng giá trị.
DCT đến hôm nay cũng là phiên tăng trần thứ 8 liên tục với mức lợi nhuận xấp xỉ 40%. Giao dịch cực “hẻo” chỉ hơn 34 triệu đồng, DCT có 308.490 cổ phiếu chặn mua trần lúc đóng cửa, tức là chưa đến 1,1 tỷ đồng cũng đã giữ giá thành công. Hẳn là những người tham gia mua trần ở DCT có khả năng chấp nhận rủi ro cực cao vì quý 3/2013 công ty này lỗ 24 tỷ đồng và 9 tháng lỗ 98 tỷ đồng.
Nếu bỏ công thống kê các doanh nghiệp làm ăn bết bát nhưng giá vẫn kịch trần liên tục, thì kết quả tìm được là khá nhiều. Làn sóng đầu cơ ở các cổ phiếu thị giá thấp, kết quả kinh doanh kém cỏi bùng nổ đầu tiên từ những doanh nghiệp có tia hi vọng lãi trong quý 3. Tiếp đến là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh đột biến. Cuối cùng là hàng loạt cổ phiếu nhỏ bất chấp kết quả kinh doanh, đều được đánh lên ồ ạt.
Một ví dụ là VNH, cổ phiếu bước sang phiên trần thứ 26 cho đến ngày hôm nay. Sức mạnh kể ra cũng đã yếu đi khá nhiều phiên này, khi chỉ còn hơn 152 triệu đồng chấp nhận bỏ vào chặn mua trần cho tới lúc kết thúc phiên. VNH quý 3/2013 bất ngờ báo lãi sau 3 quý lỗ liên tục. Tuy nhiên kết quả lãi cũng chỉ là nhờ bán tài sản.
KMR là một cổ phiếu khác, cũng đem lại lợi nhuận khoảng 92% kể từ đầu tháng 11. Nếu tính từ chân sóng tháng 10 thì mức lợi nhuận là trên 248%. KMR được kỳ vọng cao cũng là có cơ sở, nhưng để tăng đến mức “lột xác” như vậy thì yếu tố đầu cơ là động lực chính.
Điểm chung của các cổ phiếu có dòng tiền đầu cơ - thậm chí làm giá - là tăng bất chấp các đợt chốt lời theo tâm lý thông thường. Sau đợt tăng mạnh đầu tiên dựa trên sự kỳ vọng từ những yếu tố cơ bản, giá sẽ chững lại do bị chốt lời mạnh khi lợi nhuận lớn. Nếu cổ phiếu giao dịch bình thường với nhiều nhà đầu tư tham gia với các kỳ vọng khác nhau thì giá sẽ có một thời gian tích lũy đi ngang. Ngược lại, nếu khối lượng cổ phiếu bị khống chế bởi các nhà đầu cơ làm giá, lượng bán bao nhiêu sẽ bị mua hết bấy nhiêu và hầu như không có các đợt tích lũy đi ngang.
Giao dịch ở nhóm đầu cơ hôm nay đã nguội đi nhiều, chỉ còn một số cổ phiếu vẫn được giao dịch với khối lượng chặn mua trần lớn ở HSX như KMR, VPH, CMX, TYA, SAV, PXL, VST, MCG, CCL, PTL, TNT. Sàn Hà Nội không còn cổ phiếu nào đủ mạnh. Quy mô chặn mua giá trần nếu có cũng chỉ vài chục triệu đồng.
VN-Index thất bại trước đỉnh cao cũ
Động lực tăng giá của các cổ phiếu lớn đến chiều nay đã bất ngờ suy yếu, khiến VN-Index quay lui và không thể duy trì được điểm cao như đầu phiên. Buổi sáng đã có lúc VN-Index lên tới tận 509,72 điểm. Đỉnh cao cũ ngày 19/8 mà chỉ số này đóng cửa đạt được là 511,02 điểm.
Chỉ số đã bị cản trở bởi mức sụt giá của nhiều cổ phiếu lớn. GAS là tác nhân hàng đầu khi giảm 0,77%. VCB tuy không giảm giá nhưng lúc đóng cửa chỉ đứng tham chiếu, trong khi đầu phiên sáng nay còn tăng 0,69%. MSN tạo lực đỡ đáng kể, tăng 2,5% so với tham chiếu. Đáng tiếc đây lại là mức tăng khiêm tốn vì cuối phiên sáng, MSN còn tăng 3,13%.
Ngoài ra nhiều cổ phiếu trong rổ HSX30 cũng sụt giảm mạnh như GMD giảm 0,97%, HAG giảm 1,4%, IJC giảm 2,35%, PPC giảm 1,27%, REE giảm 1,36%.
VN-Index chốt phiên chỉ còn tăng 0,16%, phải nói là một sự thất bại trong phiên này vì lúc cao nhất, chỉ số này tăng tới 0,81% so với lúc đóng cửa phiên thứ 6 tuần trước.
Sàn Hà Nội hôm nay không có nhiều giao dịch đáng chú ý. Các cổ phiếu nóng hầu hết đã điều chỉnh ở mức độ khác nhau. VHL phiên trước tăng 6%, hôm nay đã giảm sàn. HHL, PHS, PSG, SDD, CVN, ORS, những cổ phiếu nóng tuần trước cũng đã “quay” sàn. Giảm mạnh còn có KSD, S96, SDH, PXA, PFL, VKC, VGS, MAX…
Các cổ phiếu lớn như SCR, PVX, VND, PVS, SHB, VCG cũng đứng tham chiếu. BVS, KLS, SHS giảm giá.
Thanh khoản hai sàn vẫn duy trì được mức khá cao, đạt 1.451,2 tỷ đồng, tương đương với phiên cuối tuần trước. Tuy nhiên giao dịch đã nguội đi khá nhiều ở các cổ phiếu đầu cơ.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng (tỉ đồng)
|
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng (tỉ đồng)
|
HPG
|
371,160
|
14,8
|
|
HAG
|
321,450
|
6,9
|
MSN
|
169,750
|
13,8
|
|
VIC
|
65,570
|
4,5
|
GMD
|
209,910
|
6,5
|
|
SBT
|
108,420
|
1,3
|
PVD
|
87,850
|
6
|
|
CII
|
100,000
|
1,8
|
BVH
|
132,870
|
5,4
|
|
DQC
|
40,000
|
1,1
|
HSX
|
HNX
|
Giá trị khớp lệnh
|
Khối lượng khớp lệnh
|
Giá trị khớp lệnh
|
Khối lượng khớp lệnh
|
1171,1 tỷ đồng (+1%)
|
88,9 triệu đơn vị (-11%)
|
280,1 tỷ đồng (-6%)
|
37 triệu đơn vị (-4%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
SSI (66,8) – (5,7%)
|
VCG (23,1) – (8,2%)
|
PET (64,3) – (5,5%)
|
PVS (21,5) – (7,7%)
|
BVH (55,5) – (4,7%)
|
SCR (20,4) – (7,3%)
|
FLC (49,7) – (4,2%)
|
KLS (17,7) – (6,3%)
|
REE (42,2) – (3,6%)
|
KLF (15,8) – (5,6%)
|