Chen nhau xuống tàu
Cổ phiếu KMR hôm nay lại xuất hiện một đợt bắt đáy sớm. Điều này làm dấy lên hi vọng ở những cổ đầu cơ khác, rằng dòng tiền vẫn còn đủ mạnh và chỉ luẩn quẩn đâu đây chờ giá điều chỉnh để mua. Tuy nhiên những gì thể hiện ở KMR một lần nữa chứng tỏ, nhà đầu cơ dù có bán bằng mọi giá họ vẫn có lãi.
Đợt bắt đáy đầu tiên xuất hiện ngay trong đợt mở cửa. KMR giao dịch tới gần 470.000 cổ phiếu chỉ trong đợt đầu tiên. Lực bắt đáy mạnh mẽ này đã khiến khối lượng T+3 về tài khoản, vốn đang lỗ chừng 2%-8% ngập ngừng trước quyết định có cắt lỗ ngay khi hàng về tài khoản hay không. Mức lỗ này cũng không phải là lớn đối với một cổ phiếu có khả năng kịch trần liên tục. Chỉ cần phục hồi lại một phiên là cổ phiếu sẽ trở thành lãi.
Tâm lý này đã giúp cho KMR có ít phút đầu phiên giao dịch cực kỳ sôi động. Lực cầu bắt đáy tăng rất nhanh, thậm chí còn kéo giá từ mức sàn 9.200 đồng lên 9.500 đồng. Lòng tham một lần nữa được kích thích.
Vấn đề ở phía ngược lại, sức ép tiềm năng đã được tích lũy suốt 2 tháng quá là quá lớn. Một đợt xả hàng tranh thủ xuất hiện ngay lập tức và thêm một lượng lớn tiền bắt đáy hôm nay bị rơi vào bẫy. Chỉ đến 9h30 là KMR lại bị xả hàng giá sàn ồ ạt.
Đến 10h, mọi cơ hội đã chấm dứt và người mua đã chính thức thất bại. Nguồn lực bắt đáy không thể nào đỡ được khối lượng hàng triệu cổ phiếu xả ra. KMR đã giao dịch hơn 1,45 triệu cổ phiếu hôm nay, tương đương 13,4 tỷ đồng. Đó là những người thực sự may mắn vì trong toàn bộ thời gian sau 10h đến lúc kết thúc ngày giao dịch, KMR lại mất thanh khoản bán giống hôm qua.
Tình cảnh thất bại thảm hại của người bắt đáy tại KMR đã tạo ra một xu hướng xả hàng quyết liệt ở nhiều cổ phiếu nóng khác. Tiêu biểu nhất là VNH, cổ phiếu sáng nay bước sang phiên kịch trần thứ 30. Đến gần 9h20, VNH vẫn đang kịch trần như mọi ngày. Nhưng rồi lượng chốt lời tăng lên cực nhanh, chỉ chưa đầy 10 phút đã đè giá giảm xuống sàn.
Người mua vẫn ráng sức cầm cự ở VNH đến 10h, nhưng rồi cũng đi lại vết xe đổ của KMR: Không nguồn lực nào đủ sức cân bằng được khối lượng bán ra bất chấp giá như vậy. Hàng trăm ngàn cổ phiếu xả giá sàn khiến VNH rơi vào tình trạng mất thanh khoản hoàn toàn. Cho đến tận lúc kết thúc phiên, VNH chỉ được giao dịch thêm vài ngàn cổ phiếu.
Thảm kịch hôm qua còn kịch trần, hôm nay giảm sàn không có người mua cũng tái diễn ở MHC, CCL, PTC, PXM, MCG, ICF, LGL, SHI, BVG, VPC, KHB, CVN, SDB, VE2, HHL, PFL.
Danh sách các cổ phiếu nóng tuy không mất thanh khoản những cũng sụt giảm rất mạnh trên 5% thậm chí còn kéo dài hơn.
Đặc điểm rất chung ở các mã này là chuỗi phiên kịch trần liên tục được kết thúc bằng một phiên giảm mạnh hoặc giảm sàn với thanh khoản cao. Hầu hết nhà đầu cơ mạo hiểm tham gia đua giá ở những mã này đều ý thức được rằng rồi sẽ có một phiên “úp sọt” như vậy. Chỉ có điều không ai nghĩ rằng mình sẽ là người kém may mắn trong phiên đó.
Hàng trăm ngàn cổ phiếu, thậm chí hàng triệu cổ phiếu mắc kẹt lại do mất thanh khoản đã chứng thực một bài học cơ bản nhưng ít được chú ý: Khi đua giá hàng nóng, quan trọng không phải là ngồi đếm xem giá sẽ tăng trần bao nhiêu phiên, mà phải tính đến khả năng thoát ra có an toàn hay không khi giá đổi chiều.
Cảnh báo từ KMR ngày hôm qua vẫn còn được nhìn dưới con mắt coi thường. Nhà đầu cơ ở những cổ phiếu khác vẫn có thể tự lý luận rằng chỉ có cá biệt cổ phiếu đó bị xả hàng, còn các mã khác vẫn an toàn với lực cầu đủ mạnh. Vấn đề nằm ở chỗ những nhà đầu cơ đang nắm giữ cổ phiếu trong tài khoản với mức lãi tính bằng lần lại không suy nghĩ như vậy.
Cổ phiếu lớn chao đảo
Phiên hôm nay là một ngày “tổng xả” ở rất nhiều các cổ phiếu đầu cơ. Về mặt thị trường, giao dịch ở những mã này vốn không tác động được đến các nhóm cổ phiếu khác trong chiều tăng giá, thì chiều ngược lại, đáng lẽ cũng không ảnh hưởng. Nhưng về mặt tâm lý, người mua hôm nay chắc chắn sẽ cân nhắc thận trọng hơn.
Top 5 giao dịch NĐTNN
Mã CK
|
KL mua
ròng
|
GT mua
ròng (tỉ đồng)
|
HPG
|
202,620
|
8,2
|
PVD
|
96,940
|
6,6
|
DPM
|
85,940
|
3,6
|
BVH
|
82,560
|
3,4
|
MSN
|
32,700
|
2,7
|
|
|
|
Mã
|
KL bán
ròng
|
GT bán
ròng (tỉ đồng)
|
CII
|
552,950
|
10
|
GAS
|
44,100
|
2,8
|
HBC
|
118,570
|
1,7
|
PVT
|
134,930
|
1,5
|
VIC
|
24,560
|
1,7
|
Giao dịch ở các blue-chips không quá tiêu cực, nhưng cũng không được tốt. Các mã ở rổ HSX30 hay HNX30 đều bị tác động ít nhiều. FPT, IJC, REE, SSI, STB là những mã giảm đáng kể. Tuy nhiên phía tăng cũng có VIC, VCB, PVD, HSG, HAG, DPM khá tích cực. VN-Index vẫn không giảm do số cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế hơn, nhưng mức tăng quá nhẹ, chỉ 0,01% so với tham chiếu.
Trên HNX, các cổ phiếu đầu cơ nhỏ sụt giá rất mạnh, nhưng các mã lớn lại giao dịch khá cân bằng. AAA, SCR, DBC, BVS, SHS, VCG có giảm nhẹ, trong khi ACB, PGS, PVS vẫn tăng. Chỉ cần 3 cổ phiếu lớn này tăng giá đã đủ nâng đỡ HNX-Index. Ngoài ra DCS, PVG là những cổ phiếu đầu cơ tăng cực mạnh tới giá trần. HNX-Index chỉ giảm nhẹ 0,13%, chủ yếu do các mã ngoài rổ HNX30 giảm giá.
Thanh khoản thị trường phiên cuối tuần ở mức rất tốt, đạt 1.371 tỷ đồng, tăng 20% so với hôm qua. Quy mô giao dịch lớn này vừa nhờ một số cổ phiếu lớn như REE, VNM, OGC, CII, PVG, PGS giao dịch mạnh, vừa nhờ các cổ phiếu đầu cơ bị xả ồ ạt. Dòng tiền đang thoát ra rất mạnh ở các cổ phiếu đầu cơ và có thể xu hướng này sẽ còn mạnh lên trong những ngày tới.
HSX
|
HNX
|
Giá trị khớp lệnh
|
Khối lượng khớp lệnh
|
Giá trị khớp lệnh
|
Khối lượng khớp lệnh
|
1079,8 tỷ đồng (+18%)
|
97,6 triệu đơn vị (+26%)
|
291,2 tỷ đồng (+24%)
|
39,7 triệu đơn vị (+24%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
FLC (60,2) – (5,6%)
|
PVG (26,8) – (9,2%)
|
REE (50,7) – (4,7%)
|
SCR (24,4) – (8,4%)
|
VNM (41,8) – (3,9%)
|
FIT (19,9) – (6,8%)
|
PVT (38,8) – (3,1%)
|
PGS (17,9) – (6,2%)
|
OGC (31,7) – (2,9%)
|
KLF (14,5) – (5%)
|