MSN suy yếu, thị trường suy sụp
Sàn HSX phần lớn trong phiên giao dịch hôm nay rơi vào trạng thái “trầm cảm”. Không còn vẻ sôi động và mạnh mẽ trong nhóm cổ phiếu blue-chips. Đặc biệt các cổ phiếu lớn không duy trì được thanh khoản cao để chứng tỏ sự hấp dẫn về dòng vốn.
MSN vẫn là cổ phiếu đáng chú ý nhất phiên này. Mọi con mắt nhìn vào MSN chờ đợi một phiên giao dịch dịch tưng bừng khi nhà đầu tư nước ngoài bị nhà đầu tư trong nước “chơi một vố” đau bằng việc nhanh tay đẩy giá lên rất cao. MSN đầu phiên được đẩy lên tận 91.000 đồng, tăng 4,6% so với tham chiếu. Mức 91.000 đồng cũng là tương đương đỉnh cao hồi tháng 8 của MSN.
Một bất ngờ đã diễn ra, nhà đầu tư nước ngoài đã “buông” MSN hôm nay, không chấp nhận đua giá như phiên trước. Hôm qua khối ngoại đua giá trần ở MSN khiến nhà đầu tư trong nước rất hưng phấn. Cả phiên hôm nay khối này chỉ mua vào 7.480 cổ phiếu, mức thấp khó tưởng tượng.
Thiếu lực mua từ nhà đầu tư nước ngoài, không những lực cầu từ nhà đầu tư trong nước yếu đi mà họ còn có vẻ thất vọng. Khối lượng bán ra chốt lời không mạnh nhưng cũng đủ khiến giá tụt dần về cuối phiên. MSN đóng cửa chỉ còn 87.500 đồng, tăng 0,57%, hết sạch vẻ huy hoàng đầu phiên. Tổng giá trị giao dịch của MSN chỉ đạt gần 32,9 tỷ đồng.
Phần lớn thời gian trong phiên, MSN là cổ phiếu duy nhất tăng giá trong rổ HSX30. Đại đa số các mã còn lại đều giảm. Rõ ràng là MSN đã không thể một mình kéo ngược điểm số lên, bất chấp các cổ phiếu khác. Điểm số tuy có thể làm đẹp chút ít, nhưng không thể thể hiện được sức mạnh hay đà tăng thực chất khi số lớn cổ phiếu giảm.
Một bất ngờ khác diễn ra rất đúng lúc, là đồng loạt VNM, VIC, GAS đã phục hồi giá, hỗ trợ MSN nâng đỡ VN-Index. VNM đã phần nào thoát khỏi ảnh hưởng từ thông tin cổ đông lớn bán đi khối lượng cổ phiếu khổng lồ. Trong cả phiên hôm nay VNM giao dịch quanh tham chiếu. Đúng những phút cuối cùng, VNM bật tăng 0,72% so với tham chiếu.
VIC cũng gần giống với VNM, giao dịch rất kém ở mức đóng cửa hôm qua. Điểm khác một chút là VIC đang ở mức giá rất cao. Trong 10 phiên gần đây VIC đã tăng hơn 6,7%. Trên 71.000 đồng cũng là mức giá đỉnh tương đương hồi đầu tháng 6. Chính vì vậy khả năng VIC tăng giá hôm nay là khá bất ngờ, dù chỉ trên tham chiếu có 0,7% mà thôi.
GAS trọn phiên nằm im ở tham chiếu, đúng lúc đóng cửa xuất hiện một khối lượng mua vừa đủ để kéo giá tăng 0,78%. Thanh khoản của GAS rất thất vọng, chỉ hơn 15 tỷ đồng, đứng thứ 20 trên HSX, kém xa cả những cổ phiếu đầu cơ nhỏ khác.
Trong “tứ trụ” của HSX tăng giá lúc đóng cửa hôm nay, chỉ có MSN giao dịch tương đối có thực lực. Cả VIC, GAS, VNM đều giao dịch yếu. Khả năng tăng giá của 3 cổ phiếu này không thực chất, chỉ nhờ một khối lượng khớp lệnh rất nhỏ về cuối phiên. Tuy nhiên vấn đề không phải là giao dịch bao nhiêu, mà là giá tăng đủ để kéo VN-Index đang từ mức giảm, bật tăng trở lại 0,07% so với tham chiếu.
HSX có thể coi là trong trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng” vì ngay cả rổ HSX30, hàng loạt mã sụt giảm như BVH, DRC, FPT, PET, EIB, OGC, PPC, PVT, REE, SSI, VCB… HSX có tổng cộng gần 130 mã giảm.
Cổ phiếu đầu cơ rơi rụng
Không khí giao dịch ảm đạm trên thị trường hôm nay, nhất là trong nhóm blue-chips đã không thể được bù đắp bằng độ nóng của nhóm cổ phiếu nhỏ. Bản thân các mã đầu cơ nhỏ cũng giao dịch yếu ớt, chỉ số rất ít cổ phiếu nhận được dòng tiền đầu cơ đủ khỏe.
FLC là một trong những cổ phiếu tiêu biểu. Kkả năng đi ngược dòng xu thế chung của FLC hôm nay đòi hỏi một nguồn tiền rất mạnh. Với mức giá đã ở ngưỡng vượt đỉnh tháng 6 và đang tiệm cận đỉnh cao nhất trong vòng 15 tháng ở gần 9.000 đồng, FLC bị bán ra cực mạnh.
Hôm nay FLC phải cần đến cả trăm tỉ đồng vào mua mới có thể duy trì được mức tăng giá kịch trần. Riêng khối lượng khớp được đã là gần 11,34 triệu cổ phiếu, tương đương 95,4 tỷ đồng, chưa kể khối lượng chặn mua còn dư.
Thông tin FLC đã nộp hồ sơ tăng vốn lên gấp đôi bằng cách phát hành 1:1 giá 10.000 đồng càng củng cố khả năng giá trên thị trường sẽ phải kéo ít nhất là trên 10.000 đồng. Nếu kế hoạch này không thành, đợt phát hành chắc chắn sẽ thất bại. FLC thực sự là một cuộc chơi đầy bất ngờ vì chỉ cách đây hơn một tháng, ít ai có thể tưởng tượng được FLC có thể đưa ra một kế hoạch bán cổ phiếu với giá 10.000 đồng khi mà thị giá chỉ trên dưới 5.000 đồng.
Top 5 cổ phiếu giao dịch NĐNN
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng (tỉ đồng)
|
PVD
|
152,690
|
9,5
|
VSH
|
553,050
|
8
|
GMD
|
146,500
|
5
|
HPG
|
105,040
|
4,1
|
DPM
|
75,990
|
3,1
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng (tỉ đồng)
|
VIC
|
200,170
|
14,2
|
MSN
|
137,120
|
12,2
|
HAG
|
438,640
|
9,2
|
DRC
|
107,710
|
4,3
|
CII
|
131,120
|
2,4
|
|
KMR hôm nay cũng là một cổ phiếu mạnh mẽ. Sau nỗ lực kéo lên bất thành hôm qua, KMR đã thành công với việc đẩy trần hôm nay. Cổ phiếu đầu cơ loại này cứ trần sàn xoành xoạch mỗi phiên không biết đằng nào mà lần. Mặc dù vậy, với giá kịch trần lên 7.400 đồng hôm nay, những nhà đầu tư đua mua giá trần hôm qua vẫn còn lỗ (giá 7.600 đồng).
Liệu KMR sẽ “làm” được bao nhiêu phiên trần sau đây? Có thể nhìn vào VNH, cổ phiếu được bắt đáy và đẩy trần đúng 4 phiên. Hôm nay là ngày khối lượng cổ phiếu bắt đáy trong khoảng 5.700 đồng – 6.500 đồng ngày 5/12 về tài khoản. Ngay lập tức VNH bị xả mạnh và cũng chẳng còn lực đỡ nào đáng kể. Giá lao dốc về mức sàn từ sau 13h30 và lại có một lượng hàng lớn nữa mắc kẹt.
Một trong những nguyên nhân khiến VNH giảm mạnh hôm nay ngoài yếu tố hàng về, là thông tin đối tác Nhật Bản có khả năng rất cao sẽ mua qua đường thỏa thuận. Thông tin công bố cho biết Chủ tịch Hội đồng quản trị VNH sẽ bán ra 2 triệu cổ phiếu, đúng với khối lượng cần mua của đối tác Nhật. Như vậy sẽ không có “cơn sóng thần” nào khi tổ chức ngoại mua vào trên sàn cả.
Trong số các mã trần ở HSX, chỉ có KMR, FLC, GSP là có mức thanh khoản đáng kể và cầu mạnh, còn lại đều giao dịch yếu và mức tăng nhẹ như TNT, TYA, ASP, IDI, FCM, VOS.
Sàn Hà Nội nổi bật cũng chỉ còn lại PVL và SHN. Hai mã này đạt mức giao dịch tốt về thanh khoản và khối lượng chặn mua trần lớn. PVL đến hôm nay mới bắt đầu có đột biến còn SHN tăng trần sang phiên thứ 5. SHN cũng đã bị xả một chập hôm nay ở giá trần với trên 6,8 triệu cổ phiếu.
Ở phía giảm, hôm nay là một ngày “tàn sát” các cổ phiếu nhỏ. Hàng loạt mã đầu cơ sụt giảm sàn hoặc giảm cực mạnh trên 4% như TSM, KHB, PXM, VNH, HLA, DTA, SHI, PXL, VHG, PXT, CDC, VST, VNI, ANV, DRH, MTG, PTL, DCT…
Giao dịch suy yếu ở cả hai nhóm cổ phiếu blue-chips lẫn penny đã khiến thanh khoản thị trường yếu đi khá nhiều. Đặc biệt không xuất hiện những đột biến về giao dịch như MSN hôm qua, quy mô giá trị khớp lệnh ở HSX giảm tới 32%. Tính chung hai sàn giao dịch giảm gần 31%, đạt khoảng 1.268,1 tỷ đồng.
HSX
|
HNX
|
Giá trị khớp lệnh
|
Khối lượng khớp lệnh
|
Giá trị khớp lệnh
|
Khối lượng khớp lệnh
|
1015,9 tỷ đồng (-32%)
|
79 triệu đơn vị (-21%)
|
252,2 tỷ đồng (-27%)
|
38,5 triệu đơn vị (-3%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
FLC (95,4) – (9,4%)
|
VCG (23,1) – (9,2%)
|
REE (61,8) – (6,1%)
|
KLS (16,8) – (6,7%)
|
MSN (32,9) – (3,2%)
|
SCR (12,9) – (5,1%)
|
SSI (32,5) – (3,2%)
|
PVS (12,1) – (4,8%)
|
PPC (30,9) – (3%)
|
SHN (10,7) – (4,2%)
|