Đâu là lực đỡ?
Theo dõi thị trường, nhóm cổ phiếu BĐS vẫn giữ được “nhiệt” như thời điểm cuối năm 2013. Bắt đầu khởi động đà tăng từ trung tuần tháng 9/2013, đến cuối tháng 1/2014, cổ phiếu BĐS vẫn giữ được nhịp tăng ấn tượng khi tăng từ 2-3 lần so với vùng giá của tháng 9 năm ngoái. Chưa dừng ở đó, từ sau Tết, cổ phiếu nhóm này, tiếp tục “nổi như cồn”.
Cho đến nay, phần lớn các bản tin, nhận định thị trường hàng ngày, “cổ phiếu BĐS” là cụm từ ít khi vắng bóng. Đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu ngành này đã tăng giá hơn 30% tính từ đầu tháng 2, thậm chí nhiều mã giá đã tăng xấp xỉ 40%. Lo ngại vì thực tế diễn biến thị trường BĐS vẫn còn rất khó khăn là có, tuy nhiên, cổ phiếu nhà đất vẫn tiếp tục hút dòng tiền.
|
|
 |
Nếu so sánh giữa diễn biến nhóm cổ phiếu BĐS trên sàn chứng khoán và diễn biến thực tế của thị trường BĐS rõ ràng có một sự “lệch pha” nhất định.
|
 |
|
Ông Nguyễn Văn Quý
|
|
|
Bình luận về điều này, ông Nguyễn Văn Quý, chuyên viên phân tích, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) cho rằng, “nếu so sánh giữa diễn biến nhóm cổ phiếu BĐS trên sàn chứng khoán và diễn biến thực tế của thị trường BĐS rõ ràng có một sự “lệch pha” nhất định”.
Tuy nhiên, gần đây thị trường chứng khoán đang đón nhận một dòng vốn rất lớn và liên tục chạy qua các nhóm ngành tạo ra các đợt sóng tăng luân phiên nối tiếp nhau. Chính nhờ yếu tố này mà trong sóng tăng vừa qua cũng có sự góp mặt của nhóm BĐS, dù diễn biến của ngành vẫn còn rất khó khăn.
Cùng với đó, một số yếu tố mới khá tích cực đã giúp nhóm BĐS thu hút được dòng tiền trong đợt sóng hiện tại. Đầu tiên đó chính là mặt bằng giá BĐS đã sụt giảm đáng kể, có một số nhóm sản phẩm giảm tới 50% so với mức đỉnh điểm, đã tự động tạo ra lực cầu trên thị trường.
Do chịu áp lực của suy thoái kinh tế và ngành BĐS, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp BĐS có sự sụt giảm mạnh, nhiều cổ phiếu rơi xuống dưới giá trị thực của doanh nghiệp mặc dù tiềm năng lớn về quỹ đất và đặc biệt là có các sản phẩm chuyển sang nhà ở xã hội nhằm đón đầu thị trường – ông Quý cho biết.
Thêm vào đó, các chính sách ngày càng tập trung hơn nhằm “phá băng” thị trường nhà đất, trong đó có sự ra đời của gói hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ đồng, lãi suất vay mua nhà cũng giảm dần, đặc biệt là nhóm nhà ở xã hội, nguồn cung đã được chọn lọc và tập trung hướng đến nhóm cầu thực của thị trường.
Chuyên gia này còn cho rằng, Thông tư 02 về quy định phân định nhóm nợ xấu vừa qua được đánh giá sẽ có những điều chỉnh mới theo hướng có lợi hơn cho nhóm BĐS. Cụ thể, quy định áp dụng phân định nợ khắt khe dự tính được triển khai từ 1/6/2014 có khả năng được hoãn sang năm 2015.
Ngoài ra các quy định sẽ cũng linh hoạt hơn với các trường hợp thuộc nhóm nợ vướng thủ tục pháp lý sẽ chưa bị đưa ngay vào dạng nợ xấu. Nếu Thông tư 02 được triển khai theo hướng này thì tín dụng cho nhóm ngành BĐS sẽ được gián tiếp hưởng lợi đáng kể, khi mà các ngân hàng không còn chịu áp lực phải siết chặt các khoản vay.
Tăng giá có thể tạo rủi ro trung hạn
Một số ý kiến cho rằng, xu hướng tăng giá ngắn hạn của nhóm cổ phiếu BĐS vẫn còn, do vậy, việc nhà đầu tư có thể xem xét tới việc “lướt sóng” ngắn. Tuy vậy, việc các cổ phiếu “ùn ùn” tăng điểm rất có thể là tạo ra rủi ro về giá trong trung hạn.
|
Việc tăng giá liên tục của cổ phiếu BĐS có thể tạo rủi ro giảm giá trong trung hạn. Ảnh: D.T
|
Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), thị trường vẫn còn tồn tại khó khăn lớn nhất là cung vẫn còn khập khiễng so với cầu. Phần lớn nhu cầu của người mua nhà là căn hộ có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, nhưng 70% tồn kho BĐS lại không nằm trong cầu của người mua nhà.
Tương tự, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) cũng nhận định, năm 2014, BĐS được kỳ vọng “ấm” dần do chu trình “đóng băng” đã diễn ra trong thời gian khá lâu so với những lần đóng băng trước (5 năm). Mặt khác, nguồn cung đang bắt đầu chuyển hướng sang phân khúc có cầu cao như phân khúc trung bình và thấp, đặc biệt là phân khúc trung bình. Tuy nhiên, sự tăng trưởng BĐS 2014 sẽ không quá cao, và phụ thuộc nhiều vào các chính sách của doanh nghiệp, sự ảnh hưởng các chính sách của Chính phủ vào thực tiễn. Xu thế tái cấu trúc vẫn là xu hướng chính của các doanh nghiệp BĐS năm 2014.
“Mang đặc tính của nhóm cổ phiếu tấn công, cổ phiếu BĐS thường tăng tốt trong giai đoạn đầu thị trường tăng điểm, có thể xem xét việc “lướt sóng” ngắn hạn với các mã có tính thanh khoản tốt” – BSC khuyến nghị.