Nỗ lực chưa đủ
Để đẩy được điểm số đi dứt khoát và vượt đỉnh cao cũ ở mức 589,91 điểm của phiên ngày 26/2, mọi trông đợi tập trung vào các cổ phiếu blue-chips. Phiên giao dịch hôm qua đem lại hi vọng lớn khi các cổ phiếu trong rổ HSX30 đột ngột giao dịch mạnh với thanh khoản tăng tốt. Hôm qua, các mã vốn hóa hàng đầu như VNM vẫn chưa “xuất trận”.
Với những đầu tàu mới tiếp sức như VNM, VIC, VCB, cùng với MSN, BVH, GAS từ hôm qua, thị trường đã có một phiên giao dịch cực mạnh với lực mua ào ạt. Khi đồng loạt các cổ phiếu trụ này tăng giá, VN-Index đã vượt đỉnh rất nhẹ nhàng, thậm chí thiếu chút nữa công phá luôn mức 600 điểm.
Tuy nhiên nếu có điểm yếu nào của phiên giao dịch hôm nay thì chính là sự phụ thuộc quá lớn vào các mã vốn hóa to nhất, trong khi khá nhiều cổ phiếu khác trong rổ HSX30 lại suy yếu. Vấn đề đặt ra dễ dàng là nếu các mã vốn hóa lớn nhất không còn giữ được sức mạnh, thị trường sẽ như thế nào?
Điều lo ngại đã trở thành sự thực. Khi chỉ số đạt đỉnh cao mới, đồng loạt các cổ phiếu lớn tăng giá: GAS tăng 2,35%, VNM tăng 2,14%, MSN tăng 2,02%, VIC tăng 4%. Thị trường đánh giá hiện tượng đẩy trụ một cách rủi ro và áp lực bán tăng lên ở hầu khắp các cổ phiếu còn lại. Nếu không có những mã như GAS, VNM, VIC còn tăng giá, có lẽ VN-Index đã lao dốc thảm hơn trong phiên chiều nay.
Nhìn vào ảnh hưởng của các mã lớn có thể thấy việc đẩy VN-Index lên bao nhiêu điểm chỉ mang yếu tố kỹ thuật mà thôi. Đó không phải là cách tăng điểm bền vững. Khi các mã này suy yếu, VN-Index lập tức điều chỉnh, thậm chí còn điều chỉnh mạnh do thiếu sự cộng tác từ các mã khác.
Lúc mạnh nhất tới gần 600 điểm, VN-Index tăng 1,34% so với tham chiếu. Đóng cửa chỉ số này chỉ tăng được 0,26%. GAS chỉ còn tăng 0,59%, VNM tăng 0,71%, VIC tăng 2,67%, MSN đã giảm trở lại tham chiếu, DPM giảm 0,68%, VCB giảm 1,61%. Chỉ riêng mức điều chỉnh của chỉ số đã thể hiện sức mạnh của khối lượng bán ra lớn thế nào tại các cổ phiếu trụ.
Khá nhiều cổ phiếu blue-chips trong rổ HSX30 đã ngược dòng thị trường, không hợp tác với các mã vốn hóa lớn nhất: SSI giảm 1,14%, VSH giảm 0,63%, OGC giảm 2,34%, IJC giảm 2,84%, HSG giảm 2,56%...
Đặc biệt trong đợt bán cuối cùng lúc đóng cửa, nhà đầu tư đã xả một lượng hàng lớn tới trên 9,7 triệu cổ phiếu ở HSX. VN-Index có một cú rơi hơn 3 điểm chỉ trong lần giao dịch này.
Các cổ phiếu lớn đã làm thất vọng đáng kể thị trường khi chỉ được “kích” vào những cổ phiếu vốn hóa lớn để tạo một biến động đột phá qua đỉnh về mặt kỹ thuật, trong khi hàng loạt mã khác lại giảm giá.
Sàn Hà Nội không có được các cổ phiếu lớn mạnh cần thiết như HSX nên rơi vào trạng thái giảm điểm từ sớm. HNX-Index đóng cửa giảm 0,56%. PVS tăng 1,42% không đủ bù cho ACB giảm 0,61%, VCG giảm 2,55%, PVX giảm 1,96%, VND giảm 1,88%, KLS giảm 1,63%, BVS giảm 2,67%, SCR giảm 2,17%...
Đúng như dự đoán, các cổ phiếu lớn không làm tròn nhiệm vụ nâng đỡ thị trường, lập tức các cổ phiếu suy yếu, không thể đi ngược dòng. Cả hai sàn hôm nay chỉ còn 17 mã tăng trần, trong đó chỉ vài mã còn duy trì thanh khoản tốt như AGR, MHC, PPI, TNT, CTA, TKC, VDS. Các mã này thực tế cũng đã suy giảm đáng kể thanh khoản.
Khác biệt lớn đã đến từ biến động chỉ số phân nhóm cổ phiếu. Chỉ số dành cho các cổ phiếu nhỏ trên HSX giảm 0,89% đồng thời chỉ số tương tự trên HNX giảm 1,23%.
Khối ngoại tiếp tục gây sốc
Top 5 giao dịch NĐTNN
|
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng
(tỉ đồng)
|
GAS
|
183.420
|
15,8
|
MSN
|
97.150
|
9,7
|
HSG
|
139.820
|
8
|
KDC
|
92.790
|
5,7
|
VCB
|
133.950
|
4,2
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng
(tỉ đồng)
|
DPM
|
635.760
|
28,2
|
PVD
|
214.710
|
17,4
|
KBC
|
833.520
|
10,8
|
HAG
|
335.970
|
9,1
|
IJC
|
780.100
|
10,8
|
Áp lực xả hàng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa dứt, thậm chí còn tăng lên trong phiên hôm nay. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn còn tăng giá như GAS có dấu ấn đậm nét của khối ngoại. GAS được mua ròng trên 15,8 tỷ đồng hôm nay. HSG, VCB, MSN cũng được đỡ khá tốt, nhưng không đủ để duy trì đà tăng.
Ngược lại, khối ngoại tiếp tục xả lũ ở hàng loạt cổ phiếu. Quy mô bán ra tăng mạnh ở BVH, DPM, HAG, IJC, PVD, KBC.
Tính chung khối này bán ròng tăng gần 20% về giá trị trên toàn thị trường so với phiên hôm qua. Mức vốn ròng rút khỏi thị trường lên tới 57,1 tỷ đồng.
Đợt bán ra này của nhà đầu tư nước ngoài đã kéo dài sang phiên thứ 8 liên tục với quy mô rút vốn tương đương 564,1 tỷ đồng.
Khác với những lần bán trước, quy mô lần này không dồn cục đột ngột vào một hai phiên mà lại kéo dài với mức bán trung bình ròng rã qua nhiều ngày. Kiểu bán này thường không thuộc về những quỹ ETF vì trong quá khứ, khối này hay dồn tập trung lại vào một phiên, đặc biệt là vào cuối phiên do quy định không thoái vốn với giá thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm đó. Kiểu bán ròng rã mới này gây lo ngại lớn hơn hoạt động cơ cấu danh mục của quỹ ETF vì chưa rõ khi nào sẽ dừng và bán vì lý do gì.
Với áp lực bán hôm nay tăng rất mạnh, rất khó để biết được liệu giá trị giao dịch cực cao hôm nay là kết quả của hành động xả hàng hay thu gom. Tổng giá trị khớp lệnh toàn thị trường lên tới 3.636,9 tỷ đồng, tăng 3% so với hôm qua và là mức cao nhất 9 phiên.
HSX
|
HNX
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
2.766,3 tỷ đồng (+14%)
|
168,7 triệu (+6%)
|
870,6 tỷ đồng (-20%)
|
85,9 triệu (-25%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
FPT (135,1) - (4,9%)
|
SHB (90,2)-(10,4%)
|
FLC (116) - (4,2%)
|
PVS (78,5)- (9%)
|
HAG (109,7) - (4%)
|
KLS (76,2) - (8,7%)
|
VNM (105,3) - (3,8%)
|
PVX (50,5) - (5,8%)
|
SSI (104,7) - (3,7%)
|
HUT (47,3) - (5,4%)
|