Gần 1.600 tỷ đồng đã bị rút ròng
3 tuần liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài bán ra vừa qua là thời gian bán đáng chú ý nhất trong vài năm gần đây. Ngay cả việc trùng hợp với chu kỳ tái cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF thì quy mô bán ra lần này cũng lớn hơn rất nhiều so với các lần trước.
Thống kê chỉ riêng các giao dịch bán trực tiếp trên sàn – những giao dịch có ảnh hưởng đến giá và điểm số hàng ngày – đã ghi nhận khoảng 1.597,3 tỷ đồng giá trị vốn bán ròng từ khối ngoại trong 3 tuần vừa qua. Dĩ nhiên giao dịch bán chủ yếu là từ quỹ ETF VNM và xuất hiện vào tuần từ 17-21/3. Quả thực quy mô vốn bán ròng trong tuần này chiếm khoảng 56% tổng giá trị vốn bán ròng nói trên. Các giao dịch của quỹ FTSE khá nhỏ và những giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài khác thậm chí còn thấp hơn.
Các giao dịch của quỹ ETF là có thể dự đoán trước và có thể nhìn nhận các yếu tố tích cực. Hoạt động bán ròng không mang hàm ý chịu tác động từ các yếu tố thị trường hay yếu tố vĩ mô. Chẳng hạn trong tuần mà quỹ FTSE tái cơ cấu, tổng vốn bị nhà đầu tư nước ngoài rút ra khoảng 380,3 tỷ đồng. Tuần này khi quỹ VNM tái cơ cấu, tổng vốn bị rút ròng là 893 tỷ đồng (chỉ tính khớp lệnh).
Các quỹ ETF phải bán ròng trên thị trường Việt Nam xuất phát từ những quy định chặt chẽ trong hoạt động phân bổ vốn cũng như cân bằng danh mục. Nếu tỉ trọng phân bổ vốn cho một quốc gia tăng quá hạn mức cho phép, quỹ sẽ phải bán bớt để cân bằng. Các cổ phiếu trong kỳ được sở hữu quá tỉ trọng cũng phải được mua bán để cân bằng lại. Đây đơn giản là các hoạt động quản lý danh mục, không liên quan đến vấn đề rủi ro thị trường hay rủi ro quốc gia.
|
Những chiến thuật đầu cơ tưởng như chắc ăn trong tuần hóa ra lại thất bại!
|
Do đó việc quỹ VNM phải bán ròng một lượng lớn cổ phiếu trên thị trường Việt Nam không hàm ý một đánh giá cụ thể nào về thị trường. Thậm chí, ở khía cạnh ngược lại, đây là hệ quả của việc thị trường Việt Nam trở nên quá hấp dẫn dòng vốn nước ngoài. Quỹ này trong thời gian giữa hai kỳ tái cân bằng danh mục đã huy động được một lượng lớn tiền. Số tiền này theo quy định phải mua cổ phiếu trên thị trường. Việc mua này đã dẫn đến tỉ trọng sở hữu của nhiều cổ phiếu vượt quá mức cho phép.
Đó là lý do tại sao quỹ này tuần qua đã phải bán ra ở hơn chục cổ phiếu, trong khi chỉ mua vào vài mã do lần đầu được đưa vào danh mục.
Những giao dịch cụ thể trong tuần khá tương đồng với kế hoạch giao dịch của quỹ VNM. Chẳng hạn MSN trong tuần được mua ròng khoảng 624,3 tỷ đồng. PVT được mua ròng 200,1 tỷ đồng. HAG được mua ròng 130,4 tỷ đồng. VCG được mua 181,7 tỷ đồng.
Ngược lại phía bán ra, HPG bị đưa ra khỏi danh mục, quy mô bán ròng tới trên 223 tỷ đồng. PVD bị bán ròng 170 tỷ đồng. PPC bị bán ròng 130,5 tỷ đồng, PVS: 281,1 tỷ đồng, SHB: 245,6 tỷ đồng…
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua
|
Ngày
|
Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)
|
Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)
|
Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)
|
10.3.2014
|
2.783,7
|
121,8
|
205,5
|
11.3.2014
|
3.522,3
|
161,5
|
204,5
|
12.3.2014
|
3.636,9
|
188,1
|
245,2
|
13.3.2014
|
2.984,8
|
99,8
|
188,3
|
14.3.2014
|
3.907,6
|
169,8
|
221,5
|
17.3.2014
|
4.142,2
|
229,0
|
214,8
|
18.3.2014
|
4.639,1
|
259,5
|
406,4
|
19.3.2014
|
4.385,9
|
232,5
|
407,9
|
20.3.2014
|
4.579,3
|
248,6
|
427,1
|
21.3.2014
|
6.593,0
|
1.698,0
|
2.104,3
|
Đầu cơ theo ETF – chiến thuật thất bại?
Có hai biến động trái chiều nhau vốn đã được dự kiến diễn ra trong tuần qua: Chiều tăng sẽ xuất hiện tại các mã được quỹ ETF mua vào lớn. Chiều bán sẽ xuất hiện tại các mã bị đưa ra khỏi danh mục hoặc giảm tỉ trọng. Do hoạt động cơ cấu của quỹ khá đơn giản, minh bạch thông tin nên thị trường có thể dự đoán dễ dàng.
Thực tế thị trường đã không chiều lòng đa số nhà đầu tư để có cơ hội áp dụng chiến thuật nói trên. Điển hình của thất bại này là MSN. Do quỹ VNM công bố thông tin vào ngày 15/3, tức là sau khi thị trường đã kết thúc tuần giao dịch, nên mọi chiến thuật mua với MSN – cổ phiếu được đưa mới vào danh mục - được thực hiện vào đầu tuần kế tiếp.
MSN đã có phiên đầu tuần này tăng kịch trần với khối lượng gần 1,73 triệu cổ phiếu, trong đó khoảng 16% là khối lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Phiên kế tiếp MSN giao dịch 1,72 triệu cổ phiếu nữa, khối ngoại hầu như dừng mua trực tiếp trên sàn khớp lệnh mà quay sang mua thỏa thuận lớn.
Đây là một bất ngờ lớn với nhà đầu cơ trong nước vì đa số nghĩ rằng khối ngoại sẽ phải mua qua khớp lệnh. Thực tế thì trong phiên cuối cùng giao dịch, quỹ ngoại có mua trực tiếp trên sàn, nhưng đã quá chậm.
Đối với chiến thuật đầu cơ ngắn hạn theo các giao dịch của quỹ ETF, đến hết phiên thứ 3 của tuần này, khả năng mua là tương đối thấp do chịu ảnh hưởng của vòng quay T+3. Nếu nhà đầu tư mua muộn hơn ngày thứ 3 thì sẽ không bán được kịp vào phiên cuối tuần – thời điểm quỹ sẽ kết thúc giao dịch tái cơ cấu. Có thể thấy thanh khoản của MSN suy giảm rất nhanh sau phiên ngày 18/3.
Tùy thời điểm mua bán của nhà đầu tư trong tuần với MSN mà mức lợi nhuận của chiến thuật đầu cơ từ 0% tới -8,9%.
Một số cổ phiếu đem lại kết quả tích cực hơn như tại PVT, nếu mua từ đầu tuần và bán ra cuối tuần có thể đem lại lợi nhuận gần 12%. HAG lợi nhuận khoảng 4,6%, VCG khoảng 2,4%.
Ở phía ngược lại, chiến thuật đầu cơ theo chiều giảm cũng không đem lại lợi nhuận tốt, thậm chí còn rủi ro cho người bán. Đã có dòng tiền đầu cơ phản ứng ngược lại, tức là mua nhiều hơn tại những cổ phiếu sẽ bị bán lớn. Do đó hầu hết các mã nằm trong danh sách bán bớt của quỹ VNM đều giảm rất nhẹ, nhiều mã còn tăng mạnh.
ITA, OGC, SHB, HPG, PVS là những cổ phiếu tăng giá tốt, trong khi những mã còn lại giảm không đáng kể. Đặc biệt HPG là cổ phiếu bị loại khỏi rổ tương đương lượng bán ra tới 5,4 triệu cổ phiếu.
HPG ngay trong phiên đầu tuần, tức là ngày giao dịch đầu tiên sau khi thị trường biết được sẽ bị loại khỏi danh mục, cổ phiếu này đã bị đầu cơ giá xuống ồ ạt. HPG sụt giảm 2% trong phiên đó, thậm chí có lúc giảm 3,6%.
Tuy nhiên những nhà đầu cơ đã chịu rủi ro rất lớn vì sau phiên ngày 17/3, HPG không giảm giá thêm nữa mà lại tăng. Mặc dù đến phiên thứ 6 vừa rồi, HPG thực sự chịu một khối lượng bán ra khổng lồ, nhưng giá tính từ đầu tuần đến cuối tuần vẫn tăng trên 6,1%. Tức là những nhà đầu cơ giá lên với HPG lại chiến thắng những nhà đầu cơ giá xuống, dù ban đầu thị trường dự đoán quỹ VNM sẽ hỗ trợ cho các nhà đầu cơ giá xuống.
Thị trường đã giữ được cân bằng trong tuần giao dịch then chốt vừa qua với những chiến thuật giao dịch trái ngược nhau đem lại hiệu quả khó đoán. Câu chuyện quan trọng nhất là khả năng hấp thụ khối lượng bán lớn từ nhà đầu tư nước ngoài. Điều này giúp chứng thực một lượng tiền rất lớn đang nằm trong thị trường./.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 21/3
|
Giá đóng cửa ngày 17/3
|
Mức giảm
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 21/3
|
Giá đóng cửa ngày 17/3
|
Mức tăng
|
PTK
|
7,7
|
8,9
|
-13,48
|
ALP
|
5,8
|
4,3
|
34,88
|
SGT
|
3,6
|
4
|
-10
|
BGM
|
6,6
|
4,9
|
34,69
|
FMC
|
17,9
|
19,4
|
-7,73
|
TNT
|
3,9
|
2,9
|
34,48
|
TRC
|
39
|
41,8
|
-6,7
|
NVN
|
4
|
3
|
33,33
|
PGD
|
43,1
|
46
|
-6,3
|
VNA
|
4,1
|
3,1
|
32,26
|
GIL
|
27,7
|
29,4
|
-5,78
|
PTL
|
4,1
|
3,1
|
32,26
|
GTT
|
8,7
|
9,2
|
-5,43
|
DCT
|
3,7
|
2,8
|
32,14
|
LAF
|
13
|
13,7
|
-5,11
|
FDG
|
3,7
|
2,8
|
32,14
|
POM
|
13,1
|
13,8
|
-5,07
|
VST
|
4
|
3,1
|
29,03
|
SJD
|
23,7
|
24,9
|
-4,82
|
PXM
|
2,4
|
1,9
|
26,32
|
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 21/3
|
Giá đóng cửa ngày 17/3
|
Mức giảm
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 21/3
|
Giá đóng cửa ngày 17/3
|
Mức tăng
|
HLY
|
13
|
17,6
|
-26,14
|
TTZ
|
8,4
|
5,4
|
55,56
|
HCT
|
9,8
|
12,6
|
-22,22
|
VPC
|
4,6
|
3
|
53,33
|
MKV
|
12,2
|
15
|
-18,67
|
KHB
|
5,8
|
3,8
|
52,63
|
BXH
|
11,4
|
13,7
|
-16,79
|
ORS
|
5
|
3,3
|
51,52
|
BBS
|
14,5
|
16,8
|
-13,69
|
SDB
|
3,3
|
2,2
|
50
|
SCL
|
26,2
|
30
|
-12,67
|
MMC
|
4,8
|
3,2
|
50
|
SJ1
|
20,5
|
23,1
|
-11,26
|
PSG
|
3,3
|
2,2
|
50
|
SFN
|
16
|
18
|
-11,11
|
PFL
|
5,5
|
3,7
|
48,65
|
PMS
|
10
|
11,1
|
-9,91
|
VCV
|
4
|
2,7
|
48,15
|
MHL
|
7,4
|
8,2
|
-9,76
|
HHL
|
2,8
|
1,9
|
47,37
|