
VN-Index kết thúc tuần với mức giảm 0,2% so với tuần cuối tháng 3 và HNX-Index giảm 3,6%. Nguyên nhân dẫn tới sự suy yếu cả về giá trị giao dịch lẫn điểm số của thị trường đều đến từ việc điều chỉnh khá mạnh của các nhóm cổ phiếu dẫn dắt.
Sức nặng vốn hóa
Nhìn vào các chỉ số dành riêng cho các cổ phiếu vốn hóa lớn ở hai sàn có thể thấy tuần qua các mã này đã không làm tốt vai trò nâng đỡ thị trường. Chẳng hạn chỉ số HSX30-Index tuần này giảm 1,33% so với tuần trước, là mức giảm trong một tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 3. Chỉ số HNX30-Index giảm tới 3,37% so với tuần trước, mức giảm sâu nhất tính theo đơn vị tuần kể từ tháng 7 năm ngoái.
Rõ ràng là khi mà các chỉ số chính của thị trường được tính trên cơ sở vốn hóa của các cổ phiếu thành phần, biến động của những mã vốn hóa lớn nhất luôn để lại dấu ấn mạnh nhất, thậm chí các cổ phiếu này có thể bẻ hướng của chỉ số.
Tác động của yếu tố vốn hóa phản ánh rất rõ ở sàn HNX và đặc biệt trong rổ HNX30 như đã thấy ở trên. Sàn này có mức chênh lệch vốn hóa quá lớn giữa các cổ phiếu, chỉ 17/376 mã có mức vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng. Thậm chí trong số này, vốn hóa trên 5.000 tỷ chỉ có 5 mã là VCG, SHB, PVS, OCH và ACB.
GAS tuần qua đã tăng 4,8%, mức tăng tốt nhất trong 7 tuần. VNM tăng 2,8%. VCB tăng 1,6%, PVD tăng 1,2%, HSG tăng 1,9%, HAG tăng 2,86%, HPG tăng 4,72%.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất nói trên suy giảm sâu trong tuần này là nguyên nhân của sức ép giảm điểm mạnh nhất trong một tuần của HNX-Index kết từ đầu năm 2013: VCG giảm 6,1%, SHB giảm 6,14%, PVS giảm 2,01%, OCH giảm 15,6%. Chỉ có ACB không tăng không giảm so với cuối tuần trước.
Sàn HSX tuần này có mức giằng co tốt hơn trên khía cạnh điểm số, do mức độ tập trung của quy mô vốn hóa cũng phân tán hơn nhiều so với HNX. Ngoài ra trong tuần, đã có một số cổ phiếu vốn hóa lớn tăng khá tốt, làm giảm mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của các cổ phiếu còn lại.
GAS tuần qua đã tăng 4,8%, mức tăng tốt nhất trong 7 tuần. VNM tăng 2,8%. VCB tăng 1,6%, PVD tăng 1,2%, HSG tăng 1,9%, HAG tăng 2,86%, HPG tăng 4,72%. Sức ảnh hưởng của GAS là đặc biệt lớn. Cổ phiếu này có mức vốn hóa lớn nhất HSX, đồng thời có mức tăng mạnh nhất, nhưng lại không thuộc rổ HSX30. Chính vì thế GAS ảnh hưởng chủ yếu lên VN-Index mà không ảnh hưởng lên HSX30-Index. Đó là nguyên nhân khiến tuần này HSX30-Index giảm mạnh hơn nhiều so với VN-Index.
Cả hai sàn đều thiếu động lực phục hồi trong tuần do tổng thể các cổ phiếu lớn đều không có trạng thái giao dịch mạnh nhất. Như đã thấy ở trên, trong nhóm HSX30, duy nhất HPG tăng tốt hàng đầu cũng chỉ đạt 4,72%. Nhóm này cũng chỉ có 8 cổ phiếu đóng cửa phiên cuối tuần cao hơn mức đóng cửa cuối tuần trước. Trái lại, 21 mã giảm giá thuộc rổ, với 15 mã giảm trên 2%. Sức ép rất lớn đến từ MSN giảm 6,03%, OGC giảm 6,67%, BVH giảm 6,1%, EIB giảm 5,37%...
HNX30 cũng chỉ có 4 cổ phiếu tăng giá và đều rất nhẹ. Số giảm tới 25 mã với các cổ phiếu vốn hóa cực lớn ở sàn này như đã thống kê ở trên.
Nhìn vào thanh khoản của thị trường tuần này, động lực suy yếu cũng chính đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn mà tập trung nhiều trong rổ HSX30 và HNX30 của hai sàn.
Tổng giá trị khớp lệnh thị trường trong tuần đạt hơn 14.500 tỷ đồng, giảm khoảng 35% so với tuần cuối tháng 3, đồng thời là mức thấp nhất trong vòng 4 tuần trở lại đây. Giá trị giao dịch tập trung rất nhiều vào hai rổ cổ phiếu lớn, nhưng cả hai rổ này đã gây thất vọng khá lớn. Trung bình tuần qua HSX30 giao dịch mỗi ngày chỉ trên 1.076 tỷ đồng và HNX30 là gần 613 tỷ đồng. Các con số này đều rất thấp so với thời điểm tháng 3.
Khi các cổ phiếu lớn tăng trưởng kém về giá, thậm chí là giảm, quy mô giao dịch yếu, thị trường không thể đạt mức tăng trưởng tốt hay sôi động hàng ngày. Các cổ phiếu blue-chips vốn hóa lớn được ví như các “trụ” của thị trường chính là theo ý nghĩa này. Các “trụ” có dụng nâng đỡ thị trường khi giảm và thúc đẩy thanh khoản cũng như điểm số khi vào sóng tăng. Tuần qua thị trường thiếu lực rất rõ do các cổ phiếu “trụ” đã không thể hiện được sức mạnh.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua
|
Ngày
|
Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)
|
Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)
|
Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)
|
24.3.2014
|
4.555,1
|
142,8
|
313,9
|
25.3.2014
|
5.782,2
|
188,9
|
406,2
|
26.3.2014
|
5.723,6
|
290,0
|
211,1
|
27.3.2014
|
3.258,6
|
159,1
|
209,7
|
28.3.2014
|
2.965,5
|
143,8
|
156,8
|
31.3.2014
|
3.042,2
|
181,0
|
153,4
|
1.4.2014
|
3.792,9
|
231,2
|
137,5
|
2.4.2014
|
3.225,4
|
215,0
|
176,4
|
3.4.2014
|
2.131,8
|
135,0
|
94,1
|
4.4.2014
|
2.308,4
|
215,4
|
266,5
|
Cổ phiếu “trụ” sẽ trở lại?
Tuần qua cũng chứng kiến vài trăm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, tính đầu cơ cao tăng trần ồ ạt. Đó là bức tranh trái ngược với biến động chung của các chỉ số, đặc biệt là tương phản với các cổ phiếu blue-chips. Hiện tượng tăng trần ồ ạt chỉ có thể tạo niềm vui trong chốc lát đối với một số nhà đầu cơ, còn với chung toàn thị trường, khả năng chỉ số có tạo lập đỉnh cao mới, hay ít nhất là chinh phục lại mốc 600 điểm hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào các cổ phiếu “trụ”.
Liệu các cổ phiếu lớn có trở lại, tạo động lực cho thị trường? Điều này rất có thể xảy ra nếu có hai yếu tố. Thứ nhất, giá cổ phiếu lớn được đẩy tăng trở lại và đẩy điểm số tăng. Như đã thấy trong tuần này, GAS làm rất tốt nhiệm vụ triệt tiêu ảnh hưởng của các cổ phiếu giảm giá. Tuần tới VNM có thể sẽ thay thế GAS. VNM đang có thông tin hỗ trợ từ việc tăng cổ tức năm 2013 lên 48%, cộng với thưởng cổ phiếu 5:1. Lần trước, VNM chỉ trả cổ tức mà giá cũng tăng vọt lên trên 140.000 đồng.
Các cổ phiếu blue-chips dễ xuất hiện thông tin hỗ trợ tới đây do đang trong mua đại hội cổ đông, chia thưởng, trả cổ tức, dự báo kết quả kinh doanh. Rất hiếm khi các doanh nghiệp lớn trong thời gian này đưa ra những thông tin xấu gây sốc cho thị trường. Cổ phiếu lớn có lực đỡ về thông tin thì cơ hội tăng giá sẽ tốt hơn.
Yếu tố thứ hai là thanh khoản. Đóng góp thanh khoản cho thị trường lớn nhất nhìn từ góc độ giá trị giao dịch cũng chính là các cổ phiếu blue-chips. Tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến vướng mắc là sẽ phải cần khá nhiều tiền để có thể tạo giá tăng một cách bền vững. VNM hay GAS, MSN đã từng có lúc tăng nhờ 10 cổ phiếu khớp liên tục, một chiến thuật giao dịch kỹ thuật để làm đẹp điểm số.
Giá tăng không đồng nghĩa với thanh khoản tốt hay sức tăng mạnh đủ tin cậy. Để đẩy đi được vài bước giá, các cổ phiếu lớn cần một lượng tiền đủ để kéo kịch trần hàng loạt cổ phiếu nhỏ. Vì vậy động lực tăng của các blue-chips khác xa các cổ phiếu nhỏ. Thị trường nếu muốn phục hồi bền vững thì phải dựa nhiều hơn vào các blue-chips. Chỉ có các cổ phiếu này mới tạo được một bức tranh thị trường đẹp cả về thanh khoản lẫn điểm số.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 4/4
|
Giá đóng cửa ngày 28/3
|
Mức giảm
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 4/4
|
Giá đóng cửa ngày 28/3
|
Mức tăng
|
TNT
|
3,5
|
4,3
|
-18,6
|
VNG
|
11
|
8,2
|
34,15
|
NVN
|
3,6
|
4,4
|
-18,18
|
PXM
|
3,5
|
2,9
|
20,69
|
FDC
|
24
|
29,1
|
-17,53
|
SGT
|
4,7
|
4
|
17,5
|
HSI
|
4
|
4,8
|
-16,67
|
KAC
|
11
|
9,4
|
17,02
|
CYC
|
7,3
|
8,5
|
-14,12
|
VHC
|
31,3
|
27,1
|
15,5
|
DRH
|
4,4
|
5,1
|
-13,73
|
NAV
|
7,8
|
7
|
11,43
|
CIG
|
5,1
|
5,9
|
-13,56
|
TLG
|
46,9
|
42,5
|
10,35
|
SHI
|
5,9
|
6,8
|
-13,24
|
TTP
|
31,5
|
29,3
|
7,51
|
PTK
|
6,6
|
7,6
|
-13,16
|
KHP
|
15,5
|
14,5
|
6,9
|
HLA
|
5,4
|
6,2
|
-12,9
|
ST8
|
22,3
|
21
|
6,19
|
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 4/4
|
Giá đóng cửa ngày 28/3
|
Mức giảm
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 4/4
|
Giá đóng cửa ngày 28/3
|
Mức tăng
|
KHL
|
3,5
|
5
|
-30
|
VIX
|
12,9
|
10,3
|
25,24
|
HST
|
9
|
12,2
|
-26,23
|
INC
|
6,9
|
5,6
|
23,21
|
BHT
|
5,2
|
7
|
-25,71
|
SMT
|
22
|
18,6
|
18,28
|
NHA
|
5,8
|
7,7
|
-24,68
|
VC2
|
17,7
|
15,3
|
15,69
|
PSG
|
3,5
|
4,5
|
-22,22
|
VBC
|
44,5
|
38,5
|
15,58
|
VNN
|
3,9
|
5
|
-22
|
DL1
|
9,3
|
8,1
|
14,81
|
NVC
|
2,7
|
3,4
|
-20,59
|
APG
|
7,1
|
6,3
|
12,7
|
VCV
|
2,8
|
3,5
|
-20
|
QCC
|
6,6
|
5,9
|
11,86
|
LTC
|
9,9
|
12,3
|
-19,51
|
SGC
|
31
|
28
|
10,71
|
ORS
|
4,8
|
5,9
|
-18,64
|
NIS
|
9,5
|
8,6
|
10,47
|