Bắt đáy ngắn hạn: Hiệu quả đến đâu?
Cho đến phiên giao dịch đầu tuần này, VN-Index vẫn có thêm một phiên sụt giảm gần 7,2 điểm, tương đương 1,3% và rơi xuống mức 558,14 điểm. Trên phương diện kỹ thuật, hầu hết các nhà đầu tư đều đánh giá thị trường có một mức hỗ trợ ngắn hạn trong vùng 550-560 điểm. Do đó hoạt động bắt đáy lập tức tăng lên khi chỉ số VN-Index rơi về vùng này. Đó là các phản ứng thường thấy của những giao dịch ngắn hạn hoặc giao dịch mua lại lượng hàng đã bán ở vùng giá cao hơn trong tuần trước.
Phải đến cuối tuần này, những giao dịch ngắn hạn như vậy mới có thể khẳng định được về mức độ rủi ro. Ít nhất nhà đầu tư bắt đáy đã có thể yên tâm khi hàng về đến tài khoản và thị trường đang có xu hướng tăng nhẹ.
Thống kê biến động giá trong tuần ở hai sàn khẳng định mức độ rủi ro của những giao dịch T+3 là tương đối thấp. Chẳng hạn HSX có 130 cổ phiếu tăng giá trong tuần này so với cuối tuần trước. Cơ hội rủi ro bằng 0 (không lỗ) là tương đối cao.
Tuy nhiên nếu nhìn vào mức lợi nhuận ngắn hạn, không nhiều cổ phiếu đạt mức sinh lời đủ hiệu quả. Đành rằng lượng cổ phiếu không lỗ là lớn, nhưng nếu nhìn từ góc độ bắt đáy ngắn hạn, các giao dịch T+3 với mức lãi chấp nhận được là tương đối khó khăn. Ví dụ trong 130 cổ phiếu ở HSX thuộc dạng rủi ro bằng 0 đối với các giao dịch ngắn hạn, chỉ có 37 mã đạt mức lợi nhuận trong tuần từ 5% trở lên. Nếu kỳ vọng mức lợi nhuận khoảng trên 7%, cơ hội chỉ còn với khoảng 20 mã.
Thống kê tương tự ở HNX cũng cho thấy cơ hội không nhiều. Khoảng 110 cổ phiếu đóng cửa cuối tuần này vẫn còn tăng giá so với cuối tuần trước, nhưng chỉ 49 mã đạt lợi nhuận từ 5% trở lên và 30 mã đạt lợi nhuận trên 7%.
Các con số trên thể hiện một cơ hội khá thấp cho những nhà đầu cơ bắt đáy với mục tiêu ngắn hạn. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến yếu tố chọn lựa cổ phiếu. Chẳng hạn trong 30 cổ phiếu thuộc HNX30 tuần qua, chỉ có 13 mã trong diện phi rủi ro ngắn hạn và chỉ có 3 cổ phiếu đem lại lợi nhuận trong tuần trên mức 5%. HSX30 cũng không hơn gì, 17/30 mã tăng giá trong tuần và chỉ 4 cổ phiếu có lợi nhuận trên 5%.
Như vậy nếu các giao dịch ngắn hạn hướng đến những cổ phiếu blue-chips ở hai sàn (tập trung trong hai rổ cổ phiếu vốn hóa lớn) thì lợi nhuận ngắn hạn là cực thấp.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua
Ngày
Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)
Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)
Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)
14.4.2014
2.517,6
123,4
222,5
15.4.2014
3.261,9
222,7
158,2
16.4.2014
3.356,6
281,7
111,5
17.4.2014
2.171,8
198,1
222,3
18.4.2014
2.410,1
135,3
41,0
21.4.2014
2.156,6
191,2
49,5
22.4.2014
1.976,2
172,1
83,2
23.4.2014
1.568,0
170,5
78,8
24.4.2014
1.186,4
95,5
64,6
25.4.2014
1.523,3
222,2
183,5
Tâm lý nghỉ ngơi đang hiện hữu
Ba phiên giao dịch cuối tuần này đã tạo bất ngờ lớn, không phải do yếu tố giá, mà là từ yếu tố thanh khoản. Bình quân tuần này, mỗi ngày giá trị khớp lệnh thị trường đạt khoảng 1.682,1 tỷ đồng, giảm tới 39% so với mức trung bình tuần trước. Con số này đã là nhờ hai phiên đầu tuần, khi giá chạm vào mức hỗ trợ, thanh khoản là tương đối cao. Còn lại, bình quân 3 phiên cuối tuần, giao dịch chỉ đạt 1.425,9 tỷ đồng mỗi phiên.
Mức giao dịch quá thấp đã khiến lượng tiền được tích lũy trong thị trường trong một vòng quay T+3 ở ngưỡng rất thấp. Lượng tiền này tính đến cuối tuần đã co rút lại chỉ còn khoảng 4.277 tỷ đồng, tương đương với thời điểm đầu tháng 1/2014, tức là ở điểm khởi đầu của con sóng tăng quý 1 vừa qua.
Đã có một sự tương phản cực lớn trong bức tranh về dòng vốn tích lũy trên thị trường giữa thời điểm hiện tại với cách đây chừng một tháng. Ở đỉnh cao của thị trường tháng 3, lượng tiền tích lũy T+3 có lúc tới 16.930 tỷ đồng. Nếu tính bình quân thì đến giữa tháng 4 này, con số vẫn còn khoảng 8.600 tỷ đồng.
Có thể thấy chỉ trong chừng hơn một tuần, lượng vốn được giao dịch trên thị trường đã giảm gần một nửa. Vậy thì hàng chục ngàn tỷ đồng được huy động liên tiếp để mua trong vòng T+3 đã đi đâu?
Chỉ có thể khẳng định rằng lượng tiền đó đã rút khỏi các giao dịch, có thể vẫn đang nằm trong tài khoản của nhà đầu tư, hay nằm trong kho margin của công ty chứng khoán, nhưng đã không được đưa vào thị trường.
Quy mô giao dịch rất thấp gần đây là biểu hiện của dòng vốn ngắn hạn nhỏ vẫn đang thường trực tìm kiếm cơ hội trong thị trường. Một lượng lớn tiền đã được cho nghỉ sau những tháng giao dịch quay vòng liên tục và đạt lợi nhuận cao.
Dòng vốn lớn thường chậm chạp và không phải lúc nào cũng chịu áp lực tìm kiếm lợi nhuận, trong khi các dòng vốn nhỏ đôi khi là “nghiện giao dịch” và vận động không ngừng nghỉ.
Thị trường cũng có thể đang chứng kiến các hoạt động mua vào trung và dài hạn khi nhiều cổ phiếu điều chỉnh giá ở mức độ khá lớn sau 2 tuần giảm liên tiếp. Đối với các giao dịch mua dài hạn, dĩ nhiên vấn đề lợi nhuận trong vài phiên không quan trọng. Các giao dịch mua dài hạn dễ thực hiện hơn và ít chịu áp lực.
Bù lại, không phải bất kỳ giá nào những nhà đầu tư dài hạn cũng chấp nhận và khối lượng mua thường thấp. Có thể thấy rất rõ trong tuần qua là mặc dù giá trị khớp lệnh hàng ngày rất thấp, nhưng tổng quy mô mua trên toàn thị trường thì vẫn cao. Khác biệt lớn nhất xuất phát từ việc một lượng vốn lớn chỉ mua ở các mức giá thấp.
Thanh khoản khó có thể tăng ngay lập tức trong bối cảnh khả năng tạo đáy của thị trường vẫn chưa rõ ràng. Với việc áp lực bán giải chấp dừng lại và thị trường dao động đi ngang với thanh khoản yếu, có thể thị trường đã bắt đầu đi vào giai đoạn cân bằng. Yếu tố tâm lý chưa thực sự mạnh mẽ và khoảng trống thông tin trước mắt đã ngăn cản những phiên tăng tăng bùng nổ về thanh khoản. Dòng tiền rút ra vẫn ở đâu đó trong thị trường và chờ đợi. Đây là yếu tố hỗ trợ chính cho thị trường trong dài hạn.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 25/4
Giá đóng cửa ngày 18/4
Mức giảm
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 25/4
Giá đóng cửa ngày 18/4
Mức tăng
PXM
1,7
2,2
-22,73
TMT
9,2
7,5
22,67
CLP
3,5
4,5
-22,22
MPC
35
29,9
17,06
FDG
2,2
2,7
-18,52
CMG
7,3
6,3
15,87
CNT
2,9
3,5
-17,14
SC5
29,1
25,5
14,12
VIP
11,7
14,1
-17,02
VLF
6,8
6
13,33
CIG
3,7
4,4
-15,91
ATA
5,7
5,1
11,76
HLA
3,7
4,4
-15,91
PPI
11,6
10,5
10,48
VPK
27,3
32,1
-14,95
BCI
23,5
21,3
10,33
NKG
11,1
12,8
-13,28
EVE
25,9
23,5
10,21
PTK
5,1
5,8
-12,07
BTP
14,9
13,6
9,56
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 25/4
Giá đóng cửa ngày 18/4
Mức giảm