Trấn an cách nào?
Ngay sau khi thị trường phản ứng cực kỳ mãnh liệt với thông tin rủi ro xung đột, đã xuất hiện nhiều phát ngôn mang tính trấn an thị trường, từ việc cảnh báo bán khống, làm giá, lẫn các ý kiến chuyên gia rằng tổ chức đang mua vào.
Song các phát ngôn này tuy khá kịp thời, nhưng dường như vẫn chưa đủ.
Trước hết, biến động giá xuất phát từ cung cầu trên thị trường. Cung cầu lại xuất phát từ yếu tố tâm lý. Hành động bán tháo không gì khác, là quyết định tự vệ một cách dứt khoát, bất kể là nhà đầu tư có đánh giá đúng mức tình hình hay không. Không ai khác mà chính là nhà đầu tư phải lo cho túi tiền của mình, nên việc họ quyết định bán là điều dễ hiểu khi mà bản thân họ và phần lớn thị trường không thể tiên liệu được các diễn tiến của tình hình.
Thị trường trong nửa đầu phiên sáng đã có những phản ứng bình thường. Đầu tiên là hoạt động cắt lỗ giá rẻ ồ ạt. Ngay lúc mở cửa VN-Index đã mất 1,65%. Đây là mức giảm khá lớn, nhưng không quá bất thường. VN-Index vài phiên trước thậm chí có lúc giảm trên 2%.
Đợt giảm đầu tiên còn được khá nhiều nhà đầu tư đánh giá như là cơ hội để mua rẻ. Quả thực cầu bắt đáy đã tạo nên một đợt phục hồi khá mạnh. Tuy nhiên lo ngại rủi ro đã ngày càng tăng và nhà đầu tư bán ra ngày càng mạnh. Đến lúc lực cầu bắt đáy không còn đủ sức để duy trì thanh khoản nữa, thị trường bắt đầu giảm theo kiểu trôi đi từ từ với thanh khoản rất thấp.
Toàn thị trường có 512 mã giảm giá hôm nay, trong đó 333 mã giảm sàn. Đó là con số không thể chối bỏ được về mức độ hoảng loạn cùng cực.
Đóng cửa hôm nay, hàng triệu cổ phiếu tiếp tục bị bán sàn mà không có người mua. VN-Index đóng cửa giảm 5,87%, tương đương 32,88 điểm. Chỉ một phiên, điểm số đã tiến sát đến mức hỗ trợ cuối cùng ở 520 điểm, mốc điểm số mà cách đây vài hôm, không có phân tích nào tính đến.
Một thực tế là trong cơn hoảng loạn của thị trường, không có phát ngôn nào đủ sức nặng để trấn an cả. Nhà đầu tư chỉ có thể nhìn bảng điện để quyết định.
Điều duy nhất khiến nhà đầu tư có thể tin tưởng, đó là dòng tiền. Đáng tiếc là thị trường chứng kiến dòng vốn bắt đáy thất bại thảm hại như “gió vào nhà trống” trong phiên hôm nay.
Tổng giá trị khớp lệnh thị trường đạt 3.414 tỷ đồng, một con số rất cao, nhưng thực chất là bị mắc kẹt. Những nhà đầu tư bắt đáy trong buổi sáng khó có thể vui mừng khi phải chứng kiến hàng triệu cổ phiếu khác đang ế giá sàn lúc đóng cửa.
Khối ngoại không phải cứu tinh
Top 5 giao dịch NĐTNN
|
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng
(tỉ đồng)
|
VIC
|
383,790
|
23,8
|
GAS
|
921,420
|
86,2
|
DRC
|
476,060
|
19,4
|
CSM
|
502,420
|
18,1
|
HPG
|
258,070
|
11,5
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng
(tỉ đồng)
|
HAG
|
744,770
|
16,8
|
STB
|
599,760
|
11,4
|
VCB
|
25,350
|
0,6
|
NTL
|
37,800
|
0,5
|
PHR
|
20,000
|
0,5
|
Trong các phiên thị trường lao dốc sâu như hôm nay, số liệu thường cho thấy quy mô mua vào của nhà đầu tư nước ngoài tăng vọt.
Điều này có thể hiểu là mức giảm giá quá sâu đã khiến cho khối lượng đặt mua của khối này ở các mức giá thấp được khớp. Có thể hôm nào nhà đầu tư nước ngoài cũng đặt mua một khối lượng tương đối lớn, khả năng khớp được phụ thuộc vào giá chứ, không hẳn do một phiên giảm mạnh mà khối ngoại tăng mua.
Dĩ nhiên đối với các giao dịch dài hạn, giá giảm sâu là một cơ hội. Điều này chỉ phù hợp khi đó không phải là các giao dịch ngắn hạn. Do đó mức giá mà nhà đầu tư nước ngoài cho là phù hợp với định giá trong tương lai và mua hôm nay, không có nghĩa là mức giá phù hợp trong hiện tại hoặc trong ngắn hạn.
Mặt khác, số liệu thống kê về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là một con số tổng hợp. Điều này nghĩa là trong một khối lượng mua vào, có nhiều thành phần nhà đầu tư nước ngoài khác nhau và không phải giao dịch nào cũng đúng trong ngắn hạn. Có thể dẫn ra khá nhiều ví dụ. GAS thời điểm đạt đỉnh đầu tuần này, khối ngoại mua vào khá nhiều. Hôm nay GAS tiếp tục được mua trên 1 triệu cổ nhưng giá vẫn giảm sàn. Mới 3 phiên mà giao dịch mua của khối này có thể đã lỗ trên 7%.
VCB thời điểm cuối tháng 4 cũng được khối ngoại mua vào liên tục hơn 2 tuần với khối lượng lớn. Đến nay các giao dịch này cũng có thể đã lỗ 10-14%.
Với mức sụt giá cực điểm, khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đã vọt phiên này. Khối lượng mua đã tăng 3 lần so với hôm qua, giá trị mua tăng gần 4 lần. Tuy nhiên phía bán, khối lượng và giá trị cũng tăng theo. Điều đó cho thấy trong nội bộ khối ngoại cũng có hiện tượng cắt lỗ như nhà đầu tư trong nước, chỉ là các giao dịch mua lớn áp đảo.
Tổng giá trị vốn mua ròng toàn thị trường khớp lệnh đạt khoảng 278,6 tỷ đồng. Đây là mức mua ròng lớn nhất kể từ cuối tháng 1/2014. Hàng chục tỷ đồng đã được mua vào tại CSM, DRC, HPG, VIC, PPC…
Giao dịch mua của khối ngoại có thể xem là một dấu hiệu về việc định giá cổ phiếu trong dài hạn, chứ không nên được nhìn như một yếu tố hỗ trợ. Vấn đề chính là đa số nhà đầu tư trong nước giao dịch ngắn hạn, cộng với sử dụng đòn bẩy lớn. Chính vì thế việc xử lý các khoản đầu tư không giống như khối ngoại. Khả năng chịu nhiệt lẫn sức mạnh nguồn vốn rất khác nhau.
HSX
|
HNX
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
2.427,6 tỷ đồng (+241%)
|
128,3 triệu (+174%)
|
986,4 tỷ đồng (+229%)
|
105,4 triệu (+212%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
GAS (156,1) - (6,4%)
|
SHB (190,5)-(19,3%)
|
HAG (153,9) - (6,3%)
|
PVS (156)- (15,8%)
|
SSI (114,6) - (4,7%)
|
SCR (94,7) - (9,6%)
|
VNM (109,9) - (4,5%)
|
KLS (73,8) - (7,5%)
|
DPM (102,9) - (4,2%)
|
VND (61,9) - (6,3%)
|