FLC: Nan giải lượng cổ phiếu mới
Cổ phiếu FLC lần đầu tiên được đưa vào rổ chỉ số của FTSE và dự kiến sẽ được mua 12,3 triệu cổ phiếu. Trên các diễn đàn chứng khoán nở rộ quan điểm đầu cơ FLC để sau đó “bán lại” cho FTSE. Thực ra chiến thuật đầu cơ này không mới và đã được áp dụng rất nhiều mã khác trong các đợt tái cân bằng quỹ. Không phải tất cả các giao dịch đầu cơ kiểu này đều có lời.
Với FLC, sự tự tin chính xuất phát từ mức thanh khoản quá lớn và tính đầu cơ cao ở mã này. Không cần đến ETF thì FLC cũng đã được đầu cơ rất mạnh. Việc đưa cho thêm vào rổ chỉ số có làm tăng độ nóng cho cổ phiếu này?
Với khối lượng mua chỉ có 12,3 triệu cổ phiếu, giao dịch của ETF khó có thể khiến FLC tăng giá đột biến được vì hiện thanh khoản hàng ngày của FLC cũng đã cao hơn mức này. Cần có sự hợp tác đầu cơ của các nhà đầu cơ trong nước mới có thể đẩy giá lên được. Tuy nhiên điều này lại không hề dễ vì nguy cơ lượng cổ phiếu lớn sắp về tài khoản.
Rất trùng hợp về thời điểm quỹ FTSE mua từ 19/9 thì ngày 15/9, 154,36 triệu cổ phiếu FLC đã bắt đầu có thể giao dịch. Lượng cổ phiếu này không phải sẽ được bán ra tất cả, nhưng đang là rủi ro treo lơ lửng trên đầu bất kỳ kế hoạch đầu cơ giá lên nào. Bình thường khi FLC chưa có lượng cổ phiếu này thì cũng đã cần hàng trăm tỷ đồng để giao dịch hàng ngày.
Nếu thực hiện đẩy giá lên sớm, chưa cần đến lực mua của quỹ ETF thì khả năng bị xả cũng đã là cao vì lượng cổ phiếu khổng lồ nói trên được mua với giá 10.000 đồng, chưa kể lượng cổ tức bằng cổ phiếu. Mặt khác, 12,3 triệu FLC mà quỹ ETF cần mua có lẽ chỉ cần giao dịch trong một lần là xong vì thanh khoản của FLC quá cao.
Phiên hôm nay là ngày đầu tiên FLC phản ứng với thông tin được lọt vào quỹ FTSE. Giá giao dịch trong phiên khá vất vả, có lúc còn giảm. Tuy nhiên về cơ bản là FLC tăng giá nhờ hàng triệu cổ phiếu đặt mua. Nhà đầu cơ đã không lao vào mua bất kể giá mà thận trọng chọn gần tham chiếu. Một phần vì có hàng triệu cổ phiếu khác đang chờ bán. FLC đóng cửa tăng 1,54% với lượng khớp lệnh 21 triệu cổ phiếu.
GMD tăng, KDC giảm
Hiện tượng trái chiều diễn ra giữa các cổ phiếu bị loại ra và thêm vào rổ FTSE hôm nay. GMD dự kiến sẽ bị bán 4,7 triệu cổ phiếu trong khi KDC được mua 8,4 triệu cổ phiếu. Về lý, đáng lẽ GMD sẽ phải giảm vì lo ngại quỹ bán ra, đồng thời KDC tăng vì được mua vào. Thực tế lại khác.
GMD đóng cửa với mức tăng 2,99%, mạnh nhất 14 phiên. Có lẽ biến động tăng hôm nay là do GMD đã chiết khấu thông tin sẽ bị loại khỏi rổ FTSE suốt nửa tháng qua. Thực tế thông tin với GMD không phải là mới và cổ phiếu này đã bị bán tháo từ trước. Trong 13 phiên giảm liên tục đó, GMD đã mất 11,6% giá trị.
|
Tiền vẫn đang vào thị trường rát tốt, nhất là khi có triển vọng giảm lãi suất.
|
KDC phiên này lại giảm 4,05%, mức giảm mạnh nhất trong 4 tháng. Thay vì lao vào mua đầu cơ giá lên, nhà đầu tư lại xả manh KDC, đẩy thanh khoản lên cao nhất 5 phiên. KDC đang bị phản ứng ngược trước đợt tăng giá đã quá mạnh tháng 8 với mức tăng trên 33%.
Cổ phiếu đầu cơ vẫn nóng
Top 5 giao dịch NĐTNN
|
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng
(tỉ đồng)
|
MWG
|
137.050
|
19,3
|
SJS
|
353.000
|
9,3
|
ITA
|
1.036.970
|
9,7
|
IJC
|
500.000
|
7,7
|
STB
|
364.090
|
7,1
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng
(tỉ đồng)
|
KDC
|
419.860
|
30,3
|
GMD
|
502.820
|
17
|
SSI
|
574.340
|
16,9
|
VHC
|
100.800
|
5,5
|
VSH
|
202.680
|
3
|
Hoạt động đầu cơ ăn theo ETF cho đến phiên hôm nay vẫn đang bị mờ nhạt trước làn sóng đầu cơ cổ phiếu nhỏ. Nguyên nhân một phần vì các chiến lược đầu cơ ăn theo ETF không thực sự hiệu quả mà thường rất ngắn hạn, trong khi đó số lớn nhà đầu cơ có thể kiếm lợi nhuận tốt hơn ở các mã nhỏ không liên quan gì đến hoạt động tái cân bằng danh mục.
44 cổ phiếu tăng giá kịch trần hôm nay là bằng chứng rõ nhất về hoạt động đầu cơ giá lên ở các mã nhỏ tiếp tục mạnh mẽ. HSX chứng kiến những giao dịch giá trần hàng triệu cổ như ở PXS, PTL, chưa kể đến hàng loạt mã khác có thanh khoản rất cao với giá kịch trần như ANV, HHS, PXI, PXT, HLA. Hay như KSD, PVE, HHG trên HNX cũng giao dịch rất lớn.
Lãi suất giảm kéo tiền vào chứng khoán
Mối lo lắng về hiện tượng suy giảm thanh khoản nhẹ những phiên đầu tiên sau kỳ nghỉ dài đã không còn nữa. Hôm nay cả hai sàn giao dịch mạnh mẽ trở lại với hàng trăm cổ phiếu tiếp tục tăng giá và thanh khoản phục hồi đáng kể.
Đề xuất mới nhất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khiến thị trường chứng khoán thêm niềm tin vào khả năng giảm lãi suất sắp tới. Trong bất kỳ giai đoạn nào, lãi suất thấp luôn là người bạn đồng hành với các chu kỳ tăng trưởng dài của thị trường chứng khoán. Mặc dù chưa thu hút được nguồn tiền từ các kênh khác thì bản thân việc giảm lãi suất cũng đã tạo niềm tin để lượng lớn tiền đang nằm nhàn rỗi trong các tài khoản chứng khoán trở nên mạnh dạn đầu tư hơn.
Liên tục 4 phiên gần đây, VN-Index hình thành một vùng đỉnh mà chưa rõ khả năng vượt qua được hay không. Với những nhà đầu tư chuyên phân tích chỉ số, rõ ràng VN-Index đang thể hiện một rủi ro tạo đỉnh. Tuy nhiên yếu tố thanh khoản và mức tăng giá của các nhóm cổ phiếu lại không thể hiện rủi ro đó.
Trong cả phiên hôm nay nay, chỉ số đi ngang cực kỳ chán nản và đóng cửa chỉ tăng 0,19% so với tham chiếu. Như vậy đã 4 phiên VN-Index chưa vượt nổi mức 640 điểm một cách rõ ràng. Thậm chí trong phiên này, điểm số đã có bước lùi, khi đầu phiên còn tăng tới 0,64%.
Có hai yếu tố khiến chỉ số VN-Index không thực sự đại diện cho xu hướng giao dịch trên thị trường. Thứ nhất là chỉ số này tiếp tục bị kiềm chế quá nhiều bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn. Chẳng hạn hôm nay GAS, MSN, VNM không tăng khiến chỉ số đi ngang lình xình là chính.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tương đối yếu cũng ảnh hưởng nhiều lên VN-Index: CTG giảm 0,67%, BID giảm 1,39%, MBB giảm 0,7%, VCB, EIB đứng tham chiếu. Ngoài ra KDC, HAG, OGC, PVD giảm cũng hạn chế mức tăng.
Thứ hai là thanh khoản vẫn rất tốt. Tổng khối lượng khớp lệnh hai sàn hôm nay tăng 17%, lên 246,2 triệu cổ phiếu. Giá trị khớp lệnh tăng 17%, đạt 3.881,1 tỷ đồng. Đây đã là phiên thứ 11 giá trị khớp lệnh thị trường duy trì ổn định trên mức 3.000 tỷ đồng. Thanh khoản liên tục ở mức cao với giao dịch sôi động và phần lớn cổ phiếu tăng giá là dấu hiệu rõ nét nhất của tâm lý hưng phấn cao độ của nhà đầu tư.
Công ty CP Chứng khoán MB (MBS):
Thị trường hôm nay tăng nhẹ nhưng nhà đầu tư tỏ ra khá thận trọng khi thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao. Phần lớn thời gian trong phiên hôm nay VN-Index cũng chỉ dao động ngang trong biên độ hẹp. Bên mua không sẵn sàng đẩy giá lên cao, còn bên bán cũng không có các đợt ra hàng lớn khiến thị trường giảm mạnh.
Các cổ phiếu dòng dầu khí sau một nhịp điều chỉnh đang cho dấu hiệu tiếp tục xu hướng tăng trở lại. PXS, PVS, PGS ... tăng giá mạnh mẽ trong 2, 3 phiên gần đây đóng vai trò dẫn dắt các cổ phiếu còn lại trong nhóm. Đáng chú ý là nhóm vận tải với các cổ phiếu vận tải biển như VNA, VOS, TJC, VST tiếp tục tăng trần hôm nay, mặc dù thanh khoản chỉ ở mức khá thấp.
Các cổ phiếu chứng khoán hầu hết tăng nhẹ, ngoại trừ 2 công ty hàng đầu HCM và SSI có mức tăng nhỉnh hơn hẳn. Với thanh khoản chung của thị trường tiếp tục diễn biến khá tích cực, chứng khoán chắc chắn sẽ là một trong những ngành có tăng trưởng doanh thu tốt nhất trên sàn.
Các cổ phiếu đầu cơ thị trường như FLC, ITA, OGC, SAM, HQC hôm nay chỉ tăng giảm nhẹ, tuy nhiên thanh khoản duy trì ở mức khá cao, đặc biệt là FLC. Điều đó cho thấy dòng tiền đầu cơ ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tốt, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhất định tại thời điểm hiện tại.
Chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì quan điểm tích cực trong ngắn hạn, tuy nhiên không khuyến nghị nhà đầu tư mua đuổi tại thời điểm hiện tại. Thị trường đang trong xu hướng lên nhưng vẫn sẽ có những rủi ro nhất định và việc lựa chọn cổ phiếu sẽ quyết định lợi nhuận. Nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu tại thời điểm hiện tại và mua thêm các cổ phiếu cơ bản tốt tại các nhịp giảm điểm trong các phiên tới./.
|
HSX
|
HNX
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
2.778,5 tỷ đồng (+14%)
|
163,8 triệu (+18%)
|
1.102,6 đồng (+24%)
|
82,5 triệu (+16%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
FLC (276,9) - (10%)
|
PVS (200,6)-(18,2%)
|
FPT (139,5) - (5%)
|
PVC (79,3)- (7,2%)
|
SSI (104,5) - (3,8%)
|
PVX (62,8) - (5,7%)
|
VIC (82,6) - (3%)
|
SHB (62,6) - (5,7%)
|
CII (82,1) - (3%)
|
KLS (53,7) - (4,9%)
|