Hứa hẹn lãi “đậm”
Nhóm cổ phiếu chứng khoán khá đặc biệt trong giai đoạn hiện tại, khi đã lỡ sóng tăng tháng 8, hoặc không đem lại lợi nhuận đáng kể. Một thời gian dài tích lũy chỉ đem lại được đúng một phiên bùng nổ ngày 17/9 rồi tại “tắt ngấm”. Tuy nhiên nhóm ngành này vẫn đang nuôi dưỡng kỳ vọng lớn vào kết quả kinh doanh quý 3, khi mà thị trường chứng khoán khởi sắc và thanh khoản rất cao.
Trong hai phiên gần đây, cổ phiếu chứng khoán bắt đầu rục rịch khởi động. Những kết quả kinh doanh khả quan hé lộ chiều hôm qua đã được nhà đầu tư đón nhận tích cực. Nhóm cổ phiếu này đã đồng loạt tăng giá mạnh trong phiên hôm nay.
VDS và APS đã công bố mức lợi nhuận ước tính quý 3 và 9 tháng rất tích cực. VDS riêng tháng 9 ước đạt 24 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, 9 tháng lãi lũy kế 50 tỷ đồng. Mức lãi này vượt kế hoạch 416%.
APS cũng dự kiến quỹ 3 lãi từ 3,5 đến 4 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ. Mới 9 tháng APS đã đạt 99% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Các mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho hai công ty này vẫn là môi giới và tự doanh. Thị trường đã nhanh chóng suy luận rằng, nếu hai công ty nhỏ như vậy đạt lợi nhuận rất tốt thì các công ty lớn càng có triển vọng hơn. Từng đó là đủ để khởi động một sóng tăng mạnh của các cổ phiếu chứng khoán.
Hầu hết các cổ phiếu chứng khoán hàng đầu đã đạt mức tăng rất tốt trong phiên hôm nay cùng với thanh khoản cao. SSI dẫn đầu về giá trị giao dịch trong nhóm, đạt 204,6 tỷ đồng khớp lệnh, giá tăng 1,61%, vượt lên đỉnh cao nhất kể từ tháng 7/2010. HCM giao dịch khoảng 58,4 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, giá tăng 2,78%.
|
Nhà đầu tư đã đổ lượng lớn tiền vào mua hôm nay.
|
Trên sàn Hà Nội, KLS dẫn đầu về quy mô giao dịch nhờ 70,6 tỷ đồng khớp lệnh, giá tăng 2,33%. SHS đứng thứ hai với 62,5 tỷ đồng, giá tăng 2,34%. VND tăng 1,81%, BVS tăng 1,86%.
Các cổ phiếu nhỏ cũng có mức tăng rất tốt, thậm chí còn vượt xa các cổ phiếu đầu tàu do thanh khoản nhỏ: AGR tăng 1,3%, APG tăng 1,6%, APS tăng 7,8%, BSI tăng 7%, HPC tăng 7,1%, IVS tăng 2,3%, ORS tăng 2,4%, PSI tăng 1,3%, VDS tăng 2,6%, VIG tăng 1,9%...
Dầu khí gây thất vọng
Trong khi nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch sôi động và tăng ở đồng loạt cả nhóm ngành thì các cổ phiếu dầu khí lại gây thất vọng lớn. Dường như dòng tiền đã không chọn cách quay lại các cổ phiếu này, mặc dù triển vọng kết quả kinh doanh được dự đoán là rất tốt.
Trong nhóm dầu khí, duy nhất PVS giao dịch mạnh hơn hẳn. Điều này một lần nữa cho thấy nhà đầu tư rất thận trọng, mới chấp nhận mua nhiều ở cổ phiếu hàng đầu, hơn là đổ xô vào bất kỳ mã nào cùng ngành. PVS giao dịch mạnh nhất sàn HNX với 3,38 triệu cổ phiếu, tương đương 142,8 tỷ đồng. PVS tăng 1,2% so với tham chiếu, một mức tác động khá tốt đến HNX-Index. Tuy nhiên PVS đã có lúc tăng 3,37% trong phiên.
Các cổ phiếu dầu khí khác không được mạnh mẽ như PVS: PVX giảm giá 2,9%, PGS giảm 1,36%, PVC giảm 1,71%, PLC giảm 1,17%, PXS giảm 2,36%, PVE giảm 2,58%...
Thực ra nhóm cổ phiếu dầu khí không được như nhóm chứng khoán, vẫn đang trong xu hướng điều chỉnh sau khi đã tăng rất mạnh trong hai tháng qua. Đặc biệt thanh khoản ở những cổ phiếu giảm giá đều thấp, chỉ duy nhất PVS, PVX là đáng kể. Điều này thể hiện sự thận trọng vẫn còn trong các nhà đầu tư, chưa sẵn sàng bỏ vốn lớn, đồng thời các cổ đông ngắn hạn tiếp tục cơ cấu danh mục, bán ra và chuyển vốn sang các cổ phiếu triển vọng hơn.
Top 5 giao dịch nhà đầu tư nước ngoài
|
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng
(tỉ đồng)
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng
(tỉ đồng)
|
PVD
|
221,510
|
22,4
|
GAS
|
223,410
|
24,4
|
VCB
|
388,310
|
10,5
|
VIC
|
297,360
|
14,6
|
MWG
|
40,530
|
7
|
VIP
|
272,440
|
4,3
|
HT1
|
406,630
|
6,5
|
SAV
|
209,780
|
3,1
|
KBC
|
380,840
|
6,4
|
DHG
|
30,270
|
2,8
|
Giao dịch tăng vọt
Một nhịp điều chỉnh sớm đầu phiên hôm nay đã tạo điều kiện cho những nhà đầu tư muốn mua một cơ hội tốt. Thực sự thì các nhịp rung lắc như vậy đều được tận dụng tối đa và kết quả là thanh khoản phiên hôm nay lên mức cao nhất 9 phiên: 4.225 tỷ đồng với 264,7 triệu cổ phiếu khớp lệnh.
Giao dịch trên trăm tỷ đồng xuất hiện ở các cổ phiếu PVS, KLF, PVX, HAG, SSI, FLC, KBC, VIC, OGC. Hiếm có phiên nào nhiều mã đạt giao dịch cao như vậy. Nếu tính cả thỏa thuận, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường lên tới 4.623 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mua khoảng 59% về giá trị so với phiên hôm qua, đạt 212,1 tỷ đồng. Tuy nhiên phía bán cũng tăng mạnh nên mức mua ròng chỉ còn 4,7 tỷ đồng. VIC, GAS bị bán quá lớn đã ảnh hưởng đến các giao dịch khác.
Đóng cửa phiên hôm nay, VN-Index tăng 0,56%, một mức tăng không phản ánh đúng thực chất giao dịch. GAS giảm 0,92%, VIC giảm 1,01%, MSN giảm 1,2% đã lấy đi khá nhiều điểm số. Đây là ba mã đã tác động lớn nhất trong phiên tăng mạnh hôm qua. Áp lực chốt lời ngắn hạn của lượng hàng bắt đáy được bung ra phiên này, gây sức ép giảm giá. Tuy nhiên các cổ phiếu này đã thực sự tạo được một đáy ngắn hạn và các giao dịch như hôm nay là hoàn toàn bình thường.
Công ty CP Chứng khoán MB (MBS):
Thị trường tiếp tục trong xu hướng hồi phục kỹ thuật khi VN Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp sau khi chạm mốc thấp nhất 595 điểm. Điều đó cho thấy giai đoạn điều chỉnh kéo dài 4 tuần vừa qua có tín hiệu tạm dừng khi chỉ số kiểm nghiệm thành công vùng hỗ trợ mạnh 600 điểm của năm nay.
Thông tin hỗ trợ cho thị trường hôm nay là việc giá xăng chính thức giảm lần thứ 6 trong 4 tháng đồng loạt từ 150-380 đồng/lít,kg. Ngoài ra, HSBC cũng vừa công bố PMI tháng 9 với mức tăng trở lại sau 4 tháng giảm liên tiếp đạt mức 51,7 điểm, bằng mức điểm của tháng 7 và cao hơn 1,4 điểm so với mức điểm trong tháng 8. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng tính tới thời điểm hiện tại đạt 7% và nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12 - 14% trong năm nay đã tác động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư.
Tín hiệu hồi phục về giá của các cổ phiếu trong nhóm VN30 (SSI, PGD, GMD, VCB, PVD…) cũng phần nào giữ tâm lý thị trường duy trì trạng thái tích cực trong phần lớn phiên giao dịch. Bên cạnh đó, các cổ phiếu được dự báo có KQKD Q3 khả quan cũng thu hút sự quan tâm mạnh của giới đầu tư như: CMG, CLL, HAI, TNG, APC, GMD, DCL, TSC…Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tăng mạnh trở lại và đạt 4.500 tỷ đồng trong phiên hôm nay cho thấy tín hiệu lạc quan đang trở lại và dòng tiền tiếp tục chảy vào thị trường sau khi VN-Index giảm gần 8% trong suốt 3 tuần qua.
Tuy nhiên, việc chỉ số nhanh chóng tiệm cận kháng cự kháng cự MA50/MA20 tại 613 và 618 điểm khả năng sẽ kích hoạt lượng cung giá cao tiềm năng bị kẹt tại những vùng này trong đợt giảm vừa qua. Do đó, chiến lược nên duy trì trạng thái lạc quan trong thận trọng, bởi cần phòng ngừa kịch bản thị trường khó tăng mạnh và thiên về khả năng đi ngang nhiều hơn. Chiến lược ngắn hạn tiếp tục duy trì "buy and hold" các cổ phiếu BDS, Chứng khoán, VLXD... cơ bản tốt. Bên cạnh đó, với chiến lược trading ngắn hạn cũng có thể xem xét bán cao, mua thấp trong T+ với các cổ phiếu thanh khoản cao biên độ dao động lớn.
|
HSX
|
HNX
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
2.918,3 tỷ đồng (+5%)
|
166 triệu (-2%)
|
1.306,9 đồng (+30%)
|
98,7 triệu (+37%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HAG (284,7) - (9,7%)
|
PVS (142,8)-(10,9%)
|
SSI (204,8) - (7%)
|
KLF (129)- (9,9%)
|
FLC (172,9) - (5,9%)
|
PVX (122,7) - (9,4%)
|
KBC (127,1) - (4,4%)
|
FIT (88,6) - (6,8%)
|
VIC (120,4) - (4,1%)
|
KLS (70,6) - (5,4%)
|