“Tranh cướp” cổ tức với GAS?
Giao dịch đặc biệt khác thường hôm nay xuất hiện ở cổ phiếu GAS. Không có thông tin hỗ trợ đáng kể nào ngoài chuyện ngày mai sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 15% tiền mặt.
Thông tin này khó mà lý giải được hợp lý cho biến động giá quá mạnh của cổ phiếu này. GAS vọt lên kịch trần, một mức dao động cực kỳ hiếm. Cách đây 9 phiên GAS cũng có một phiên đột ngột kịch trần trước khi giá bắt đầu đổ đèo giảm gần 14% cho đến cuối tuần trước. Nếu tính theo giá trung bình của các giao dịch hôm nay ở mức 106.000 đồng, tỷ lệ cổ tức trên thị giá của GAS là rất kém. Nói đơn giản, nhà đầu tư nếu hôm nay tranh mua để được hưởng cổ tức, họ phải bỏ ra 106.000 đồng để có được 1.500 đồng.
Nếu tính cổ tức trọn năm 2014 thì tỷ suất cổ tức có tốt hơn một chút: Tỷ lệ chia dự kiến tại đại hội cổ đông cho năm nay là 33%, tương đương 3.300 đồng/cổ phiếu. Với giá trung bình hôm nay, mức lợi nhuận ăn từ cổ tức của GAS cũng chỉ hơn 3,1%/năm, thua xa lãi ngân hàng.
Vậy thì có lý do nào khác khả dĩ để lý giải hiện tượng đổ xô vào mua GAS. Rất có thể là đã xuất hiện những thông tin ngầm mà thị trường chưa biết đến. Nhà đầu tư nước ngoài mua 163.280 GAS, chiếm khoảng 20% khối lượng giao dịch. 80% còn lại là nhà đầu tư trong nước.
Biến động của GAS sẽ được theo dõi chặt chẽ nhưng phiên giao dịch tới, vì ít nhất cổ phiếu này sẽ tác động trực tiếp đến VN-Index. Hôm nay GAS đóng góp lớn để chỉ số này vượt qua mức 600 điểm. Hôm 9/10 vừa qua cũng vậy, GAS đột ngột tăng trần khiến VN-Index vọt qua 620 điểm nhưng rồi sau đó lại sụt giảm liên tục, dẫn đến một nhịp lao dốc chóng mặt ở chỉ số. GAS tăng mạnh thêm một phiên mai nữa, gần 1,2 triệu cổ phiếu bắt đáy sẽ có cơ hội chốt lời rất lớn.
VIC là cổ phiếu lớn khác góp sức với GAS đẩy chỉ số hôm nay. VIC tăng 4,04%, mức tăng trong phiên mạnh nhất kể từ khi lập đỉnh 58.500 đồng cuối tháng 8 vừa qua.
Ngoài ra, một số mã lớn tăng hôm nay ở HSX còn có VNM tăng 0,94%, MSN tăng 0,63%, PVD tăng 3,95%, KDC tăng 3,48%.
Tập hợp các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường ở HSX tăng mạnh đã khiến VN-Index bùng nổ mạnh nhất kể từ khi phản ứng với đáy tháng 5. Mức tăng 1,92% là rất mạnh nếu nhìn từ chỉ số, vì chỉ số là tập hợp của tất cả các cổ phiếu. Điều này càng gây “bức xúc” hơn khi hai sàn vẫn có 226 cổ phiếu giảm giá.
|
Nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại hỗ trợ mua vào, trong khi nhà đầu tư trong nước vẫn giao dịch yếu.
|
Dòng tiền ưu tiên HSX?
Trong khi VN-Index tăng vọt cực mạnh thì HNX-Index lại giảm 0,32%. Số cổ phiếu giảm giá ở HNX nhiều gần gấp đôi số tăng giá. Vậy thị trường có thực sự mạnh mẽ như những gì điểm số thể hiện?
Dòng tiền đã tập trung vào số ít cổ phiếu và đẩy giá tăng mạnh, số còn lại gần như bị bỏ rơi hôm nay và giá giảm là điều dễ hiểu. Phân bổ vốn giữa hai sàn cũng có sự khác biệt lớn: Trong khi HSX đạt giá trị giao dịch tăng 14% so với hôm qua thì HNX lại giảm 18%.
Tất cả các cổ phiếu trụ cột ở HNX đều ngược dòng với HSX: Trên HSX, GAS, PVD thuộc nhóm dầu khí tăng đột biến thì tại HNX, PVS giảm 0,25%, PGS giảm 1,75%, PVC giảm 2,88%, PVB giảm 2,86%, PLC giảm 1,58%...
Ở HSX, trong khi SSI và HCM tăng khá thì đồng loạt các mã chứng khoán ở HNX lại giảm. Các cổ phiếu đầu cơ lớn thường thấy như VCG, SD9, SD6, KLF… cũng đồng loạt giảm.
Thanh khoản tốt hơn, giá tăng nhiều hơn, dường như sàn HSX đang hấp dẫn được dòng tiền trên thị trường.
HSX
|
HNX
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
1.592,4 tỷ đồng (+14%)
|
80,5 triệu (+7%)
|
593,9 đồng (-18%)
|
41,5 triệu (-18%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
VIC (137,4) - (8,6%)
|
PVS (76,6)-(12,9%)
|
SSI (97,6) - (6,1%)
|
KLF (66,5)- (11,2%)
|
GAS (88,5) - (5,6%)
|
FIT (56,9) - (9,6%)
|
PVD (87,7) - (5,5%)
|
PVC (45,1) - (7,6%)
|
FLC (68,2) - (4,3%)
|
PVX (27,9) - (4,7%)
|
Vốn ngoại tăng mua
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tích cực hơn phiên trước, khi khối này tăng mua trở lại. Hai phiên đầu tuần HSX phục hồi tốt gắn liền với các biến động giao dịch của khối này, mặc dù có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp.
Các cổ phiếu lớn vẫn bị bán ròng, nhưng mức bán ròng nhẹ hơn và khối ngoại có mua đối ứng. GAS là ví dụ, khối này mua 163.280 cổ phiếu, bán 297.740 cổ phiếu khiến mức vốn bị rút ròng chỉ còn 14,4 tỷ đồng. VIC cũng được mua khá lớn và vốn rút ra là 8,9 tỷ đồng. PVD bị rút khoảng 12,8 tỷ đồng…
Tổng cộng hai sàn, khối ngoại đã tăng giải ngân khớp lệnh lên 218,4 tỷ đồng, cao hơn 67% so với hôm qua và là mức lớn nhất 19 phiên. Đây là nguồn lược hỗ trợ rất đáng kể vì phía bán khối này vẫn xả nhiều. Những phiên trước, chỉ có duy nhất nhà đầu tư trong nước gánh chịu phần lớn lực bán này.
Việc VN-Index vọt lên trên 600 điểm có thể tạo nên hiệu ứng tích cực nào đó khi nhà đầu tư nhìn vào chỉ số. Tuy nhiên hiệu ứng ngược là có thể xảy ra vì rất nhiều nhà đầu tư đã không được hưởng lợi từ mức tăng này. Nếu GAS, VIC, PVD đảo chiều, thị trường sẽ bị ảnh hưởng.
Top 5 giao dịch nhà đầu tư nước ngoài
|
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng
(tỉ đồng)
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng
(tỉ đồng)
|
DQC
|
136,850
|
8,1
|
GAS
|
134,460
|
14,4
|
HSG
|
95,160
|
4,8
|
PVD
|
143,490
|
12,8
|
MSN
|
45,580
|
3,7
|
VIC
|
182,770
|
8,9
|
CSM
|
78,710
|
3,6
|
STB
|
380,300
|
6,9
|
BMI
|
179,500
|
3
|
BVH
|
83,700
|
3,3
|
Công ty CP Chứng khoán MB (MBS):
VNINDEX có phiên tăng điểm mạnh nhờ sự tăng giá của một số cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi HNINXEX tiếp tục sụt giảm phiên thứ 2 liên tiếp và đang là chỉ số phản ánh đúng trạng thái thị trường trong ngắn hạn.
Tại sàn HSX, sự tăng giá mạnh của GAS, PVD, VIC, VNM là nguyên nhân chính giúp cho VNINDEX tăng 11,31 điểm, trong khi đa số cổ phiếu tại sàn này vẫn giảm giá. Chúng tôi cũng nhận thấy hiện tượng phân hóa khi những cổ phiếu có kết quả kinh doanh quí 3 tốt đã tăng khá trở lại, một bộ phận dòng tiền đẩy mạnh mua các cổ phiếu này là một trong những nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường được cải thiện so với phiên trước. Điều này trái ngược với diễn biến giao dịch ảm đạm tại sàn HNX, đa số cổ phiếu vẫn giảm khá, đặc biệt là nhóm cổ phiếu dầu khí, thanh khoản tại sàn này cũng suy giảm so với phiên trước.
Giao dịch của khối ngoại phiên này tiếp tục bán ròng, cụ thể họ đã bán ròng hơn 30,1 tỷ đồng qua giao dịch khớp lệnh và bán ròng hơn 31,1 tỷ đồng qua giao dịch thỏa thuận, tổng cộng bán ròng hơn 61 tỷ đồng. Nhìn chung, qua giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại tiếp tục giảm giá trị bán ròng so với phiên trước, điều này tốt cho thị trường hiện tại khi mà tâm lý chung của nhà đầu tư vẫn khá yếu.
Nhìn chung, thị trường phiên này tiếp tục ghi nhận trạng thái giao dịch thận trọng của đa số nhà đầu tư, mặt bằng giá cổ phiếu vẫn suy giảm so với phiên trước và việc VNINDEX tăng mạnh cuối phiên do sự tăng giá của một số cổ phiếu vốn hóa lớn chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng thị trường.
Với diễn biến này chúng tôi dự báo thị trường sẽ tiếp tục giao dịch giằng co, chỉ số ít biến động và giá cổ phiếu sẽ có sự phân hóa theo kết quả kinh doanh quý 3, do đó các hoạt động giải ngân cần được lựa chọn kỹ theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
|