Không vượt nổi 604 điểm
Phiên giao dịch hôm nay trở nên quan trọng vì sau phiên bùng nổ cuối tuần trước, VN-Index đã lên tới trên 600 điểm. Tuy vậy chỉ số này về mặt kỹ thuật vẫn đang nằm dưới đáy cũ trong lần tạo đáy đầu tiên quanh 604 điểm. Liệu thị trường có nhận đủ quán tính để tăng bứt phá qua mức cản cũ?
Sáng nay, thông tin chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10 được công bố với mức 51 điểm, dù giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn thể hiện sự cải thiện trong sản lượng sản xuất và đơn hàng mới. Điểm tích cực nữa được thể hiện trong PMI tháng 10 là tốc độ tuyển thêm nhân viên mới tăng mạnh nhất kể từ đầu năm.
Nhìn chung việc PMI tiếp tục thể hiện sự phục hồi của sản xuất đã phần nào tác động đến thị trường chứng khoán. Sau khoảng nửa đầu phiên giao dịch chậm chạp, thị trường đã lấy lại được quán tính tăng giá và thực sự tăng trưởng mạnh kể từ sau 10h. VN-Index leo lên mức cao nhất 606,94 điểm ngay trước giờ nghỉ trưa.
Tưởng như chỉ số đã có một phiên bứt phá thành công. Tuy nhiên nếu nhìn nhận khắt khe hơn, VN-Index tăng vượt 604 điểm chủ yếu nhờ VIC, VCB tăng quá mạnh. Ngoài ra một số cổ phiếu khác tuy cũng tăng nhưng sức tác động đến điểm số không thực sự lớn.
VIC vọt lên cao nhất tăng 2,92% so với tham chiếu đúng vào thời điểm VN-Index đạt đỉnh. Thông tin hỗ trợ chính đối với VIC là sự kiện khai trương quần thể du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc. Mặt khác VIC được nhà đầu tư nước ngoài mua hỗ trợ ngay từ lúc mở cửa với khối lượng khá lớn. Thanh khoản của VIC cũng đạt mức cao nhất 9 phiên gần đây với 2,67 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng gần 130,9 tỷ đồng. Trong tổng lượng vốn giao dich này, khối ngoại mua vào 45,9 tỷ đồng, tương đương hơn 35%.
Cho đến cuối phiên, VIC vẫn còn tăng được 2,5% nhưng sức mạnh lại suy giảm ở khá nhiều cổ phiếu khác. Trước hết VIC tăng giá khá lẻ loi trong khi GAS giảm 0,94%, VNM, MSN chỉ đứng tham chiếu. Mặt khác một số cổ phiếu vốn hóa lớn bắt đầu điều chỉnh như CTG, GMD, REE, trong đó SSI bị xả bất ngờ.
|
Cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn nhà đầu tư trong nước đã giảm mua hôm nay.
|
SSI là cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong mấy phiên vừa qua và luôn luôn nhận được lượng tiền rất lớn mua vào. Vốn hóa của cổ phiếu này không quá lớn, nhưng lại là chỉ dấu của dòng tiền. Chừng nào SSI vẫn còn được mua mạnh thì dường như thị trường vẫn đang hưng phấn.
Hôm nay SSI chỉ tăng nhẹ đầu phiên và bắt đầu bị xả lớn trong buổi chiều. Từ mức tăng 1,29%, cổ phiếu này đã quay đầu giảm 0,64%. Thanh khoản của SSI cũng báo hiệu khả năng xấu, khi chỉ giao dịch hơn 4 triệu cổ, giảm khoảng 43% so với phiên trước. SSI xấu đi đã tác động đến cả nhóm chứng khoán, kìm hãm đà tăng của HCM, VND, KLS, BVS… VND thậm chí còn giảm 0,61%.
VN-Index đóng cửa thiếu vắng nhiều trụ cột tăng giá, chỉ còn giữ được mức trên tham chiếu 0,38%, lùi xuống 603,15 điểm.
Cổ phiếu dầu khí trở lại
Sàn HNX hôm nay có ngày tác rời khỏi HSX và các nhịp điều chỉnh không đồng pha, hầu hết là ngắn hơn và nhẹ hơn ở HSX. HNX-Index đóng cửa tăng 0,95%, tốt hơn nhiều so với VN-Index.
Ngoài ra HNX có được nền tảng tăng giá từ các cổ phiếu lớn mà trong đó nòng cốt là nhóm dầu khí.
Nhóm cổ phiếu này đang cố gắng lấy lại những ngày huy hoàng của quý 3 vừa qua khi đồng loạt tăng trở lại. PVS hôm nay tăng 1,24% với khối lượng giao dịch chưa bằng một nửa phiên trước, tương đương khoảng 60 tỷ đồng. PVC tăng 8,52% là cổ phiếu mạnh mẽ nhất trong nhóm, thanh khoản lần đầu tiên vượt PVS, đạt 93,5 tỷ đồng. PGS cũng tăng 2,27%, PLC tăng 8,24%.
PVC có một ngày bùng nổ thuần túy nhờ lực mua lớn bất thường. Một trong những yếu tố hỗ trợ PVC có lẽ chính là mức giảm quá lớn vừa qua. PVC là cổ phiếu lao dốc mạnh nhất trong nhóm hơn một tháng qua. Kể từ khi đạt đỉnh giữa tháng 9, PVC đã giảm 35,3% trong khi PVS chỉ giảm 15,9%, PGS giảm 19,3%, PVB giảm 26,8%, PVG giảm 24%...
HSX
|
HNX
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
1.912,7 tỷ đồng (-14%)
|
109,8 triệu (-15%)
|
701,3 đồng (-3%)
|
45,6 triệu (-5%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
VIC (130,9) - (6,8%)
|
PVC (93,5)-(13,3%)
|
SSI (124,8) - (6,5%)
|
PVS (60)- (8,5%)
|
FLC (94,4) - (4,9%)
|
KLF (53) - (7,6%)
|
HHS (88,7) - (4,6%)
|
FIT (40,7) - (5,8%)
|
HAG (80,2) - (4,2%)
|
SCR (32,7) - (4,7%)
|
Thanh khoản co hẹp
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường không thể bùng nổ thêm một phiên nữa nối tiếp phiên cuối tuần trước là sự thận trọng đã quay lại. Nhà đầu tư e ngại nhiều hơn tại vùng kháng cự vì chưa biết thị trường có thể vượt qua được hay không. Thanh khoản sụt giảm khá nhiều hôm nay khi nhà đầu tư hạn chế mua vào.
Thống kê khối lượng khớp lệnh cuối ngày đã giảm khoảng 12% so với phiên trước, chỉ còn 155,4 triệu cổ phiếu. Giá trị giảm tương ứng hơn 11%, còn 2.614 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài đi tiên phong trong việc hạn chế mua vào. Giá trị mua toàn thị trường khớp lệnh đã giảm tới 30%, còn gần 200 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn mua ròng khoảng 96,6 tỷ đồng và vẫn chủ yếu tập trung tại HSX.
Thanh khoản thiếu ổn định là điều dễ nhận thấy nhất trong đợt tăng đang diễn ra. Trong 5 phiên trở lại đây VN-Index tăng khoảng 3,4% thì không phiên nào giao dịch vượt quá 3.000 tỷ đồng. Lượng vốn mua vào tăng giảm hàng ngày khác hẳn với cường độ giao dịch ổn định trong nhịp phục hồi 10 phiên đầu tháng 10.
Công ty CP Chứng khoán MB (MBS):
Thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11 với thanh khoản tiếp tục duy trì tăng khá so với phiên trước đó. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 3.000 tỷ cho thấy dòng tiền tiếp tục chảy vào thị trường. Tuy nhiên, áp lực cung giá cao tại các vùng kháng cự hiện tại là khá lớn. Do đó khi VN-INDEX tăng gần 6 điểm và chạm vùng cao nhất 606,94 điểm, lực cung chốt lời tăng mạnh đã khiến chỉ số đóng cửa thấp hơn mức cao nhất trong ngày.
Diễn biến chững lại của chỉ số chung về cuối phiên phần nào ảnh hưởng bởi nhóm vốn hóa lớn như GAS, VNM, MSN khi giảm nhẹ hoặc lùi về tham chiếu. Mặc dù vậy, xu hướng và tâm lý chung trên thị trường ngắn hạn vẫn duy trì trạng thái tích cực với diễn biến tăng giá duy trì trên diện rộng. Trong đó, khối ngoại tiếp tục mua ròng 96 tỷ đồng trên cả hai sàn cho thấy tín hiệu rất tích cực hỗ trợ xu hướng tăng của thị trường trong ngắn hạn.
Xét về phân lớp cổ phiếu, nhóm cổ phiếu Bất động sản (KBC, ITA, HAG, TDH, SJS, CEO, HLD…), Dầu khí (PXS, PVC, PVD, PVS…), Vật liệu xây dưng (CVT, VCS…), Thép (HPG, HSG…), Thủy sản (FMC, HVG…) và một số cổ phiếu thị trường như TTF, VHG, NKG, CDC…duy trì mức tăng khá tốt. Riêng HPG phiên hôm nay có lượng giao dịch thỏa thuận tăng đột biến lên 4,68 triệu đơn vị với giá sàn. Đây cũng là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh mẽ trở lại trong thời gian gần đây, sau khi bị bán ròng liên tiếp trước đó.
Về cơ bản, xu hướng chính của VN-INDEX đang trong giai đoạn phục hồi sau khi tạo đáy kép quanh vùnh 580+/-. Tuy nhiên, các vùng kháng cự mạnh và cũng là vùng nhiều NĐT đang kẹp hàng giá cao đang ở khá gần, do đó khả năng thị trường sẽ duy trì mức tăng chậm, ổn định nhưng phân hóa mạnh theo KQKD.
Chiến lược ngắn hạn đối với NĐT còn nhiều hàng có thể xem xét bán ra tại các vùng kháng cự cơ cấu lại danh mục. NĐT giải ngân mới tránh đua mua giá cao trong phiên. Còn đối với NĐT trung hạn tiền mặt nhiều thì đây là thời điểm giải ngân cổ phiếu cơ bản tốt với giá hợp lý. Một số mã CP khuyến nghị: SSI, KBC, ITA, KDC, PVS, PVB, PVD, CNG, BCI, SDT, HPG, HAG, PPC, CSM, DRC, TTF, HVG…
|
Top 5 giao dịch nhà đầu tư nước ngoài
|
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng
(tỉ đồng)
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng
(tỉ đồng)
|
HPG
|
481,510
|
27,2
|
HSG
|
284,790
|
14,7
|
PVD
|
168,120
|
16
|
BVH
|
117,560
|
4,6
|
VCB
|
371,720
|
10,4
|
EIB
|
178,550
|
2,2
|
KDC
|
151,640
|
9,2
|
GAS
|
79,310
|
8,4
|
VIC
|
126,940
|
6,2
|
JVC
|
119,000
|
2
|