HSX: Tiền đâu rồi?
Sàn HSX đã có một phiên giao dịch trì trệ hiếm có khi dòng tiền trơ lỳ không chịu nhiệt tình tham gia. Tổng giá trị khớp lệnh ở sàn này cả phiên hôm nay chỉ là 1.464,4 tỷ đồng, giảm 33% so với hôm qua và thấp nhất 14 phiên.
Thanh khoản hôm nay chỉ nhỉnh hơn ngày 20/10 vừa qua một chút. Phiên 20/10 có đặc điểm hơi khác, đúng vào lúc thị trường vừa gượng dậy sau khi chạm đáy 577 điểm. Tâm lý nhà đầu tư e ngại là điều dễ hiểu. Tuy nhiên hôm nay điểm số đã khá hơn nhiều, ở quanh mức 600 điểm và vừa trải qua tuần trước phục hồi tốt.
Tuy vậy điểm chung của thanh khoản thấp vẫn là yếu tố tâm lý. Nếu như trước đó nhà đầu tư sợ hãi trước mức giảm nhanh của thị trường thì thời điểm hiện tại, lo sợ đó không còn, nhưng lại vướng phải mức giá khá cao. Lượng vốn hưng phấn cao sau khi mua vào liên tục hơn một tuần dường như đang cạn. Nhà đầu tư thận trọng lại chưa sẵn sàng cho việc mua vào ở mức giá cao.
HSX chỉ có duy nhất HAG đạt thanh khoản trên 100 tỷ đồng. Hôm nay HAG ký kết hợp tác với Quỹ đầu tư Global Emerging Markets (GEM). Theo đó quỹ này cam kết đầu tư 1.700 tỷ đồng vào HAG, mua khoảng 10% để trở thành cổ đông chiến lược.
Thông tin này đã góp phần giữ giá cho HAG và đẩy tăng 1,59% hôm nay. Thanh khoản của HAG giảm nhẹ so với hôm qua nhưng vẫn đạt 4,11 triệu cổ phiếu, tương đương 104,2 tỷ đồng, chiếm hơn 7% giá trị sàn. HAG cũng là cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất trong rổ HSX30 trong 9 phiên gần đây với biên lợi nhuận khoảng 7,1%.
Ngoài HAG, sàn HSX không có trụ cột thanh khoản nào đáng chú ý. SSI thanh khoản giảm tới 60% so với phiên trước, FLC giảm 36%, KBC giảm 49%, VHG giảm 35%. Đây là những cổ phiếu giao dịch lớn nhất trong phiên trước và là yếu tố quyết định tạo thanh khoản trên 3.000 tỷ ủa thị trường.
|
Thị trường tăng nhưng nhà đầu tư vẫn rất dửng dưng.
|
HNX thanh khoản cũng sụt giảm gần 15%, khớp lệnh 801 tỷ đồng. Tuy nhiên sàn này nổi lên SCR giao dịch đột biến. Cổ phiếu này bất ngờ chuyển nhượng gần 10 triệu cổ, mức cao nhất trong 23 phiên. Lượng vốn vào SCR cũng tăng vọt, lên tới 97 tỷ đồng. Trong 5 tháng trở lại đây chỉ có 3 ngày SCR đạt được mức thanh khoản cỡ này.
SCR không có thông tin chính thức đặc biệt nào trong hôm nay, nhưng lực cầu rất tốt. Tuy vậy cổ phiếu này vẫn có áp lực xả mạnh. Một mức thanh khoản đột biến như vậy nhưng giá vẫn chỉ tăng 3,06%. Trong phiên SCR còn tăng cao nhất tới 5,1%.
Điểm số vẫn tăng
Thanh khoản thông thường không tác động nhiều đến điểm số mà chỉ khiến cho biến động điểm số thiếu chắc chắn. Hôm nay là một ngày như vậy. VN-Index đóng cửa vẫn tăng 0,14% nhờ MSN tăng 1,23%, STB tăng 0,53%, HAG tăng 1,59%, HCM tăng 1,1%.
HSX có số lớn cổ phiếu tăng giá, nhưng đáng tiếc chỉ tập trung ở những cổ phiếu vừa và nhỏ. Lực kéo của nhóm này thua xa các mã như VIC, DPM, FPT, GMD, SSI…
VN-Index không được các blue-chips hỗ trợ - HNX30 giảm 0,02% - và trong phiên hai lần thất bại trong nỗ lực vượt mức 600 điểm. Phần lớn thời gian chỉ số bám sát mức này nhưng dường như cú bật quyết định lại không thể xảy ra được. Yếu tố căn bản là các cổ phiếu blue-chips lại quá yếu do dòng tiền thiếu hụt.
HSX
|
HNX
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
1.464,4 tỷ đồng (-33%)
|
85,2 triệu (-34%)
|
801 đồng (-15%)
|
57,2 triệu (-12%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)
|
HAG (104,2) - (7,1%)
|
SCR (97)-(12,1%)
|
SSI (84,8) - (5,8%)
|
FIT (92,6)- (11,6%)
|
HVG (79,5) - (5,4%)
|
KLF (86,8) - (10,8%)
|
VHG (76,2) - (5,2%)
|
PVC (57,5) - (7,2%)
|
KBC (63,5) - (4,3%)
|
PVX (55,6) - (6,9%)
|
Phiên giảm hôm nay khiến VN-Index càng rủi ro rơi vào mô hình giảm giá. Ngưỡng 600-602 điểm vẫn là vùng then chốt để chỉ số thoát ra khỏi mô hình này. Tuy vậy những gì diễn ra trong hai phiên vừa qua lại xác nhận chỉ số vẫn đang nằm trong một xu hướng giảm. Đó cũng chính là điều khiến nhà đầu tư chưa mặn mà mua khi giá tăng: Nếu như xu thế giảm vẫn đang diễn ra thì cơ hội mua giá thấp hơn luôn mở rộng.
HNX dường như đang ngược chiều với HSX. Hôm nay chỉ số HNX-Index tăng 0,72% nhờ khá nhiều cổ phiếu tăng giá như AAA, ACB, BVS, FIT, KLS, PGS, NTP, SCR, SHB…
Thanh khoản của HNX tuy có giảm so với hôm qua nhưng vẫn là mức cao so với trung bình hai tuần trước đó. Dường như dòng tiền lại tích cực hơn ở HNX. HNX-Index cũng đang đi đường khác so với VN-Index. Trong khi chỉ số sàn HSX liên tục tạo đỉnh ngắn hạn rồi giảm thì HNX-Index lại chinh phục các đỉnh cao mới. Trong 9 phiên vừa qua, VN-Index tăng chưa tới 3% với 3 phiên giảm, 6 phiên tăng thì HNX-Index chỉ có 2 phiên giảm và tốc độ tăng trưởng tới gần 5,9%. Mức điểm số hiện tại của HNX-Index chỉ thấp hơn đỉnh gần nhất 2,2% trong khi VN-Index thấp hơn khoảng 6,7%.
Tính đến hôm nay, trên 70% doanh nghiệp niêm yết ở hai sàn đã công bố kết quả kinh doanh. Bức tranh đã rõ ràng và các mảng sáng tối đan xen, nhưng cơ bản là thị trường không có phản ứng gì đặc biệt. Hiệu ứng của thông tin giảm lãi suất cũng không còn. Thời điểm này và trong những tuần tới, thị trường rơi vào vùng trũng thông tin. Thiếu động lực đủ mạnh để hỗ trợ tâm lý, sẽ rất khó để thị trường bùng nổ.
Công ty CP Chứng khoán MB (MBS):
Sau hai phiên giảm điểm, thị trường hôm nay đã có phiên hồi phục nhẹ trở lại, tuy nhiên thanh khoản chung lại sụt giảm so với phiên trước, chúng tôi nhìn nhận các chỉ số có sự hồi phục về mặt kỹ thuật, khi cả VN-INDEX và HNX-INDEX đều được hỗ trợ tại vùng giá trị của đường trung bình động 20 ngày trong phiên hôm nay.
Tiếp đà hồi phục của các chỉ số trong phiên trước, thị trường mở cửa phiên này với sự tăng điểm của cả 2 chỉ số, tuy nhiên tốc độ tăng lại không được duy trì, phần lớn thời gian giao dịch thị trường ở trạng thái giằng co, chỉ số giảm dần rồi lại hồi phục theo nhịp giao dịch của số đông nhà đầu tư.
Chúng tôi nhận thấy lực cầu tập trung lớn ở các vùng giá thấp, trong khi áp lực cung lớn lại ở các vùng giá cao, thực tế này cũng khá phù hợp với trạng thái thị trường sideway hiện nay.
Thanh khoản thị trường phiên này giảm so với phiên trước, tại sàn TP.HCM khối lượng giao dịch đạt hơn 93,4 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 1.609 tỷ đồng, tại sàn Hà Nội khối lượng giao dịch đạt hơn 57 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 801 tỷ đồng. Hiện tượng thanh khoản giảm trong khi các chỉ số hồi phục nhẹ cho thấy tâm lý chung vẫn là thận trọng và thị trường vẫn chưa hội tụ đủ các điều kiện để bứt ra khỏi vùng sideway hiện tại.
Phiên này khối ngoại bán ròng 5,9 tỷ đồng qua giao dịch khớp lệnh và mua ròng hơn 16,3 tỷ qua giao dịch thỏa thuận, tính chung họ đã mua ròng hơn 10,4 tỷ đồng trong phiên này.
Thời gian gần đây giao dịch của khối ngoại cũng ở mức thấp, sau khi giảm mạnh bán ròng so với thời điểm cuối tháng 10, hiện nay khối ngày vẫn mua bán cân bằng và do đó tác động của các giao dịch này đến thị trường là không lớn.
Như vậy, các chỉ số đã có sự hồi phục về mặt kỹ thuật, tuy nhiên thanh khoản chung chưa được củng cố và tín hiệu thị trường hiện nay cho thấy các chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục giao dịch sideway ngắn hạn, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục cân bằng và tránh trạng thái mua đuổi mỗi khi thị trường tăng điểm.
|
Top 5 giao dịch nhà đầu tư nước ngoài
|
Mã CK
|
KL mua ròng
|
GT mua ròng
(tỉ đồng)
|
Mã CK
|
KL bán ròng
|
GT bán ròng
(tỉ đồng)
|
MWG
|
145,140
|
14,5
|
SSI
|
620,800
|
19
|
IJC
|
714,000
|
9,9
|
KBC
|
664,630
|
11,1
|
FLC
|
580,000
|
6,5
|
KDC
|
127,000
|
8
|
PVD
|
38,440
|
3,6
|
BVH
|
127,770
|
4,9
|
MSN
|
40,090
|
3,3
|
PAN
|
100,000
|
4
|