Blue-chips phục hồi và cổ phiếu ngân hàng 'nổi' trở lại
Như một dấu hiệu tiêu biểu, thị trường phục hồi từ xu hướng điều chỉnh trung hạn luôn bắt đầu từ các cổ phiếu blue-chips.
Hệ quả thường thấy của những đợt bán tháp tận cùng sợ hãi luôn đi cùng với hoạt động cắt lỗ ồ ạt ở các cổ phiếu cơ bản, bất chấp nền tảng doanh nghiệp như thế nào. Kết quả tất yếu của hoạt động này là dòng tiền dài hạn nhập cuộc mạnh mẽ hơn ở nhóm cổ phiếu này, tạo nên sự nâng đỡ hiệu quả.
Tuần qua đã chứng kiến dấu hiệu rõ ràng hơn của dòng vốn dài hạn tham gia thị trường. Tuần thứ hai của năm đã bổ sung các yếu tố tích cực hơn cho những phiên giao dịch cuối năm 2014, khi mối lo ngại về hiện tượng đỡ giá cổ phiếu để làm đẹp kết quả kinh doanh năm vẫn còn hiện hữu.
Thống kê trong rổ HSX30, hầu hết các cổ phiếu tiếp tục tăng trưởng tốt hơn so với đáy ngắn hạn vừa lập được trước đó, dù chỉ cách nhau chưa đầy 10 phiên giao dịch. Số rất ít các cổ phiếu như KDC, OGC có nguy cơ kiểm tra lại đáy cũ, trong khi số còn lại đều đi lên. Rổ VN30 có 20/30 cổ phiếu đạt lợi nhuận trong 5 phiên gần nhất và 100% số cổ phiếu đang có mức giá cao hơn đáy cũ, kể cả KDC lẫn OGC.
Lượng tiền đổ vào rổ HSX30 cũng tăng khoảng 45% so với tuần cuối cùng của năm 2014, với xấp xỉ 889,9 tỷ đồng. Tiền vào mạnh hơn, giá tăng tốt hơn là những dấu hiệu lạc quan về niềm tin. Nếu như nhà đầu tư vẫn lo ngại về rủi ro, tại sao họ lại bỏ nhiều tiền hơn để mua? Tại sao giá vẫn tăng cao hơn?
Đặc biệt, có hai biểu hiện chưa từng có trên thị trường trong suốt 3 tháng gần đây. Thứ nhất là biến động giá của các cổ phiếu dầu khí chủ chốt đều tăng. Thứ hai là nhóm cổ phiếu ngân hàng đột ngột nổi lên như những cổ phiếu dẫn dắt xu thế tăng.
Với nhóm cổ phiếu dầu khí, GAS tuần qua tăng 5%, PGS tăng 2,6%, PVC tăng 0,8%, PVS tăng 2,2%. Vẫn có một số cổ phiếu dầu khí như PVD, PVG giảm giá so với mức đóng cửa phiên cuối cùng của năm 2014, nhưng nếu nhìn vào những phiên cuối tuần này, giá đã có dấu hiệu phục hồi.
Yếu tố bất ngờ là các cổ phiếu dầu khí phục hồi trong bối cảnh giá dầu thế giới rất xấu: Giá dầu Brent giao tháng 2/2015 đã giảm 11,24% trong tuần đầu năm 2015, mức giảm sâu nhất trong 4 tuần gần nhất.
Giá dầu giảm là nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh trong yếu tố cơ bản của các cổ phiếu dầu khí trên toàn cầu và các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngay cả khi GAS, PVD, PVS đạt lợi nhuận 2014 cả ngàn tỷ đồng, giá các cổ phiếu này vẫn giảm từ 50-54% suốt từ giữa tháng 9/2014 đến cuối năm vừa qua.
|
Sự sôi động của thanh khoản là dấu hiệu rõ nhất của sự quay lại
|
Vì thế khi các cổ phiếu dầu khí chạm đáy và tách khỏi biến động xấu của giá dầu thế giới là một dấu hiệu của việc sức ép giảm đi từ yếu tố cơ bản. Có thể triển vọng 2015 và dài hơn nữa của các cổ phiếu dầu khí cũng không khả quan, nhưng ít nhất thị trường đang cho rằng mức sụt giảm nói trên đã chiết khẩu đủ những biến động xấu của giá dầu quanh mức 50 USD/thùng.
Với nhóm cổ phiếu ngân hàng, rất lâu rồi nhóm cổ phiếu này mới lại nổi lên như những ẩn số khó đoán nhất. Tuần qua, nhóm 5 cổ phiếu ngân hàng niêm yết quan trọng nhất đã tăng trung bình 9,4% so với mức đóng cửa phiên cuối năm 2014. Tính theo tuần, đây cũng là mức tăng đột biến nhất trong vòng ít nhất 3 năm qua.
Biên độ tăng của các cổ phiếu ngân hàng khác nhau, nhưng nổi lên những mã hàng đầu như BID tăng 14,2% trong tuần, VCB tăng 15,7%, MBB tăng 9,2%, SHB tăng 11%...
Cổ phiếu ngân hàng được cho là đang có những tiến triển tích cực trong yếu tố cơ bản: Nếu như kể từ 2008, các cổ phiếu ngân hàng bị định giá thấp do yếu tố nợ xấu, rủi ro hệ thống thì những yếu tố đó đang thay đổi. Thị trường bất động sản có dấu hiệu tốt hơn, quá trình tái cấu trúc diễn ra mạnh mẽ và có thể nhiều ngân hàng sẽ sáp nhập, hợp nhất trong vài năm tới.
Liệu nhóm cổ phiếu ngân hàng có nổi lên thay thế được nhóm dầu khí trở thành trụ cột của thị trường tới đây hay không còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Tuy vậy ít nhất thị trường trong ngắn hạn cũng đang tìm được nhóm cổ phiếu mạnh nhất và có thể thấy dòng tiền đang đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu này trong tuần qua.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 26/12
|
Giá đóng cửa ngày 19/12
|
Mức giảm (%)
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 26/12
|
Giá đóng cửa ngày 19/12
|
Mức tăng (%)
|
HLA
|
1.5
|
1.8
|
-16.67
|
KSH
|
11.6
|
8.5
|
36.47
|
DTL
|
7.9
|
9.3
|
-15.05
|
HVX
|
6.5
|
5.4
|
20.37
|
RIC
|
15
|
17
|
-11.76
|
VNE
|
11.7
|
9.9
|
18.18
|
OGC
|
6.3
|
7.1
|
-11.27
|
TSC
|
50
|
42.9
|
16.55
|
VTF
|
26.5
|
29.7
|
-10.77
|
VCB
|
36.9
|
31.9
|
15.67
|
STT
|
4.2
|
4.7
|
-10.64
|
BT6
|
8.6
|
7.5
|
14.67
|
DTT
|
9.5
|
10.5
|
-9.52
|
BID
|
14.5
|
12.7
|
14.17
|
TMP
|
26
|
28.7
|
-9.41
|
HAI
|
17
|
14.9
|
14.09
|
NHS
|
11.4
|
12.5
|
-8.8
|
CCI
|
14
|
12.3
|
13.82
|
DXV
|
4.5
|
4.9
|
-8.16
|
PXI
|
8.7
|
7.7
|
12.99
|
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 26/12
|
Giá đóng cửa ngày 19/12
|
Mức giảm (%)
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 26/12
|
Giá đóng cửa ngày 19/12
|
Mức tăng (%)
|
SVN
|
4.7
|
7.5
|
-37.33
|
KSQ
|
10.9
|
7.7
|
41.56
|
TMX
|
9.5
|
13.5
|
-29.63
|
ALV
|
7.6
|
5.7
|
33.33
|
NDX
|
7.5
|
9.9
|
-24.24
|
MEC
|
7
|
5.3
|
32.08
|
FIT
|
17.7
|
23.1
|
-23.38
|
DPC
|
15.2
|
11.7
|
29.91
|
SDE
|
4.5
|
5.7
|
-21.05
|
VNF
|
51.9
|
42.2
|
22.99
|
PMS
|
9.3
|
10.9
|
-14.68
|
CAN
|
28.8
|
23.5
|
22.55
|
VE1
|
3.5
|
4
|
-12.5
|
VIX
|
25
|
20.5
|
21.95
|
CTN
|
5
|
5.7
|
-12.28
|
BTS
|
9.2
|
7.6
|
21.05
|
WCS
|
129.9
|
145.7
|
-10.84
|
BKC
|
11
|
9.4
|
17.02
|
IDJ
|
3.4
|
3.8
|
-10.53
|
VBH
|
14
|
12
|
16.67
|
Thanh khoản và niềm tin
Tuần qua cũng chứng kiến mức thanh khoản gia tăng trên toàn thị trường so với tuần cuối năm 2014. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt khoảng 719 triệu cổ phiếu, tăng 27%, giá trị đạt 10.669,3 tỷ đồng, tăng 29%.
Thanh khoản tăng là dấu hiệu cơ bản của sự luân chuyển vốn mạnh mẽ hơn trên thị trường. Nhà đầu tư đã tham gia mua bán sôi động hơn và dù cổ phiếu có tăng có giảm, nhưng thanh khoản tăng luôn là yếu tố đầu tiên thể hiện niềm tin của nhà đầu tư.
Khởi đầu của một xu thế tăng từ đáy suy giảm luôn đi cùng với sự nghi ngại và các hoạt động chốt lời, cắt lỗ mạnh mẽ. Những người vẫn còn bi quan tin rằng giá tăng là cơ hội để thoát lỗ và những nhà đầu tư ngắn hạn bắt đáy thành công tranh thủ chốt khoản lợi nhuận có được. Nếu không có dòng tiền vào mua, giá không thể duy trì được đà tăng.
Thống kê trên toàn thị trường, tuần qua có 276 cổ phiếu tăng giá trong 5 phiên và 198 cổ phiếu giảm giá. Như vậy xu hướng tăng giá ở cổ phiếu vẫn mạnh hơn xu hướng giảm. Càng nhiều cổ phiếu tăng giá cũng đồng nghĩa với hoạt động mua vào đang sinh lời. Điều này là khác biệt lớn so với xu thế giảm, khi nhà đầu tư càng mua càng lỗ.
Một điểm cũng đáng lưu ý là dòng vốn nước ngoài đang cân bằng trở lại sau những tháng bán ra ròng rã. Tuần qua khối ngoại bán ròng đâu đó 27,02 tỷ đồng khi tính dồn cả các giao dịch thỏa thuận trên toàn thị trường. Trong 8 phiên cuối năm 2014, khối ngoại bỏ ròng vào 706,7 tỷ đồng. Do đó mức bán ròng nhẹ tuần qua cũng chưa phải là lớn.
Điều cần quan sát hơn chính là việc dấu hiệu dòng vốn vào những ngày đầu năm 2015 còn quá mờ nhạt so với những phiên cuối năm 2014. Liệu các ngày cuối năm ngoái, giao dịch mua chỉ mang tính đỡ giá trị danh mục? Đây cũng là một câu hỏi còn bỏ ngỏ và chỉ có thời gian mới trả lời được.
Tuy nhiên, trong tuần đầu năm 2015, riêng quỹ V.N.M ETF đã nhận được mức vốn ròng 14,04 triệu USD. Đây là “màn chào năm mới” không thể tốt hơn.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua
|
Ngày
|
Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)
|
Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)
|
Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)
|
22/12/2014
|
1,751.6
|
185.6
|
107.4
|
23/12/2014
|
1,804.2
|
200.0
|
94.2
|
24/12/2014
|
1,536.4
|
116.3
|
35.8
|
25/12/2014
|
1,364.6
|
55.2
|
10.4
|
26/12/2014
|
1,825.0
|
143.1
|
48.0
|
5/1/2015
|
1,854.3
|
93.5
|
75.0
|
6/1/2015
|
2,077.5
|
104.8
|
96.9
|
7/1/2015
|
2,411.8
|
89.3
|
175.5
|
8/1/2015
|
1,788.1
|
142.5
|
166.7
|
9/1/2015
|
2,537.6
|
204.0
|
194.0
|