Tâm lý đảo chiều
Thực ra rất khó để xác định mức điều chỉnh bao nhiêu là đủ trên thị trường. Giá cổ phiếu có thể “điên rồ” vượt xa mức dự đoán của bất cứ ai, vì yếu tố tâm lý là không thể nào định lượng được.
Có thể nhìn thấy sự “điên rồ” này chỉ trong vài ngày qua. Thứ Hai, thị trường sụt giảm chưa từng thấy nhưng chỉ vài ngày sau, giá lại tăng “điên cuồng” như chưa từng có sự sụt giảm đó. Hai thời điểm chỉ cách nhau vài ngày, làm sao các yếu tố nền tảng thị trường lại thay đổi nhanh như vậy? Điều duy nhất có thể lý giải được là sự sụt giảm mang nặng yếu tố tâm lý và khi tâm lý đảo chiều thì mức phục hồi là không thể đo lường được cường độ.
Nhịp điều chỉnh rất mạnh trong tháng 8 có thể chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn đầu tiên là sự điều chỉnh tự thân, nghĩa là cổ phiếu hiệu chỉnh từ mức tăng giá rất mạnh trong 2,5 tháng trước đó. Mức điều chỉnh sâu đã dẫn đến hoạt động giải chấp mạnh mẽ, mà tiêu biểu là phiên giao dịch ngày 21/8.
Nếu trong điều kiện bình thường, phiên giao dịch ngày 21/8 đã có thể là đáy của nhịp điều chỉnh bình thường – giai đoạn thứ nhất. Dòng tiền bắt đáy đã mua vào với quy mô lớn và tạo sự ổn định trở lại.
Tuy nhiên những yếu tố bên ngoài đã dẫn đến đợt điều chỉnh thứ hai, ngắn hơn nhưng hoảng loạn hơn. Đó là những sự kiện thế giới diễn ra vào cuối tuần và ngày thứ hai: Thị trường chứng khoán toàn cầu rơi mạnh, giá dầu sụt giảm sâu, tỷ giá biến động hỗn loạn.
Những sự kiện này đã dẫn đến 1,5 phiên sụt giảm kinh khủng mà đỉnh cao là VN-Index sụp về 513 điểm.
Đợt bắt đáy lần thứ hai đã dẫn đến 4/5 phiên phục hồi trong tuần này như được chứng kiến. Khác với đợt bắt đáy ngày 21/8, thị trường lúc này đã có nhiều thuận lợi hơn: Thị trường chứng khoán thế giới phục hồi mạnh, giá dầu phục hồi cực mạnh, tỷ giá không biến động nữa. Nói đơn giản thì những gì tác động đến tâm lý gây ra phiên giảm sâu đầu tuần đã không còn trong những phiên cuối tuần. Tâm lý vì đó cũng “đảo chiều” theo.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 28/8
|
Giá đóng cửa ngày 21/8
|
Mức giảm (%)
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 28/8
|
Giá đóng cửa ngày 21/8
|
Mức tăng (%)
|
TTP
|
34
|
47
|
-27.66
|
PTC
|
11.9
|
9.3
|
27.96
|
BT6
|
5.5
|
6.5
|
-15.38
|
VID
|
5.6
|
4.7
|
19.15
|
IJC
|
8.7
|
10.2
|
-14.71
|
RDP
|
28.3
|
24
|
17.92
|
SCD
|
38
|
44
|
-13.64
|
ASP
|
5.3
|
4.5
|
17.78
|
BGM
|
3.2
|
3.7
|
-13.51
|
PNC
|
20
|
17.1
|
16.96
|
NAV
|
8.8
|
10.1
|
-12.87
|
PVD
|
37.8
|
33.1
|
14.2
|
HAS
|
4.5
|
5.1
|
-11.76
|
HLG
|
4.2
|
3.7
|
13.51
|
MHC
|
14.5
|
16.1
|
-9.94
|
SVT
|
8.6
|
7.6
|
13.16
|
KSH
|
5.7
|
6.3
|
-9.52
|
OGC
|
2.6
|
2.3
|
13.04
|
SMC
|
5.8
|
6.4
|
-9.37
|
KAC
|
8.6
|
7.7
|
11.69
|
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 28/8
|
Giá đóng cửa ngày 21/8
|
Mức giảm (%)
|
Mã CK
|
Giá đóng cửa ngày 28/8
|
Giá đóng cửa ngày 21/8
|
Mức tăng (%)
|
CJC
|
27.3
|
35
|
-22
|
BXH
|
13.7
|
10.6
|
29.25
|
VC5
|
2.2
|
2.8
|
-21.43
|
VC3
|
51.1
|
41.1
|
24.33
|
NDF
|
3.1
|
3.7
|
-16.22
|
V21
|
6
|
5
|
20
|
PPE
|
11.7
|
13.8
|
-15.22
|
S12
|
2.5
|
2.1
|
19.05
|
DPS
|
11
|
12.9
|
-14.73
|
TSB
|
8.9
|
7.6
|
17.11
|
STP
|
7.2
|
8.4
|
-14.29
|
API
|
10.5
|
9
|
16.67
|
QTC
|
19
|
21.9
|
-13.24
|
HAT
|
68.9
|
59.6
|
15.6
|
EFI
|
7.3
|
8.4
|
-13.1
|
TCT
|
58.1
|
50.4
|
15.28
|
PIV
|
18.7
|
21.2
|
-11.79
|
TIG
|
11
|
9.7
|
13.4
|
MCF
|
15
|
17
|
-11.76
|
CEO
|
15.1
|
13.4
|
12.69
|
Thị trường đã chạm đáy?
Việc dò đáy của bất cứ nhịp điều chỉnh nào là điều không cần thiết và rất khó chính xác. Một trong những dấu hiệu thường thấy của đáy là tâm lý bi quan cực độ và nhà đầu tư bán tống bán tháo cổ phiếu. Những dấu hiệu này đã được nhìn thấy trong phiên đầu tuần.
Liệu thị trường đã chạm đáy? Sẽ là bất khả thi để khẳng định một cách chắc chắn. Thị trường chứng khoán là cuộc chơi của xác suất. Vì thế ngay cả khi rõ mười mươi, cũng chỉ có thể khẳng định rằng xác suất cao là thị trường đã chạm đáy. Phần xác suất rất thấp còn lại chính là những đột biến không thể ngờ được, kiểu như thị trường chứng khoán thế giới lại suy sụp vì một biến động mới nào đó.
Có nhiều lý do để xác suất chạm đáy là cao, ít nhất cho tới hiện tại. Mức 513 điểm tương đương với đáy kể từ đầu năm 2014. Trong vòng 20 tháng này, VN-Index chỉ có 3 lần chạm tới ngưỡng này. Lần đầu là tháng 5/2014 trùng với sự kiện biển Đông. Lần thứ hai chạm tới tháng 12/2014 khi giá dầu thế giới sụt giảm kinh hoàng. Lần thứ ba vừa được chứng kiến hồi đầu tuần này.
Về mặt kỹ thuật, mức điều chỉnh hơn 20% ở VN-Index là rất đáng kể. Từ khi chỉ số này bắt đầu hình thành một xu thế tăng dài hạn đầu năm 2012 với việc liên tục tạo các đáy cao hơn, những nhịp điều chỉnh trung hạn ngược với xu thế tăng dài hạn lớn nhất cũng chỉ 24.5%. Đó là nhịp điều chỉnh từ tháng 5 – 11/2012. Nhịp điều chỉnh tháng 3-5/2014 (sự kiện biển Đông) khoảng 17%, Nhịp điều chỉnh 9-12/2014 khoảng 20,3%. Nhịp điều chỉnh hiện tại sâu nhất là 20,2%.
Các thống kê này thể hiện rằng xác suất để thị trường điều chỉnh quá 20% mà không phục hồi là rất thấp. Những nhịp điều chỉnh lớn như vậy thường gắn liền với một sự kiện quan trọng nào đó của bối cảnh chung.
Mặt khác, một xu thế tăng dài hạn đã được hình thành từ đầu năm 2012 với liên tục các đáy sau của VN-Index cao hơn đáy trước. Trong xu thế tăng dài hạn tính bằng nhiều năm, các giai đoạn điều chỉnh 20-24% như thống kê ở trên chỉ là những nhịp điều chỉnh trung hạn ngược với xu hướng tăng dài hạn. Xu hướng dài hạn vẫn chưa bị phá vỡ và ngưỡng quanh 513 điểm nằm trên đường xu hướng dài hạn này. Vì thế, cũng là xác suất cao các nhịp điều chỉnh trung hạn kết thúc khi gặp đường xu hướng dài hạn.
Tuy nhiên kể cả khi nhịp điều chỉnh trung hạn có thể đã kết thúc, thì cơ hội tăng trưởng trở lại và tăng trưởng bao nhiêu vẫn là điều rất khó đoán. Một nhịp điều chỉnh trung hạn có thể kéo dài quá trình tích lũy tùy thuộc vào bối cảnh chung. Kết thúc điều chỉnh không có nghĩa là thị trường sẽ tăng ngay lập tức. Vẫn còn rất nhiều rủi ro vĩ mô có thể làm chậm, thậm chí ngăn cản quá trình phục hồi trở lại.
Đó là những biến động bất lợi từ giá dầu thế giới, mức tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế nói chung và nhất là khả năng thị trường chứng khoán Mỹ, Trung Quốc bước vào một giai đoạn điều chỉnh lớn.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua
|
Ngày
|
Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)
|
Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)
|
Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)
|
17.8.2015
|
2,208.8
|
163.2
|
196.5
|
18.8.2015
|
1,940.4
|
193.4
|
239.8
|
19.8.2015
|
2,111.6
|
114.9
|
264.7
|
20.8.2015
|
2,247.8
|
125.5
|
286.3
|
21.8.2015
|
3,289.9
|
232.0
|
549.2
|
24.8.2015
|
3,534.9
|
460.3
|
275.7
|
25.8.2015
|
2,929.1
|
251.9
|
309.4
|
26.8.2015
|
2,369.5
|
134.7
|
317.2
|
27.8.2015
|
2,304.5
|
233.1
|
248.5
|
28.8.2015
|
3,101.7
|
266.4
|
186.9
|