BID bị kẹt cứng
Quỹ V.N.M đã có thông báo đính chính về việc thêm cổ phiếu BID vào rổ đầu tư trong kỳ đảo danh mục này. Theo đó, ban đầu BID được đưa vào rổ với tỷ trọng 8%, nhưng do tính toán sai lượng cổ phiếu lưu hành tự do. Quỹ này sửa sai bằng cách loại BID ra. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không mua thêm BID nữa mà phải bán lượng đã lỡ mua.
Hôm qua BID khiến các nhà đầu cơ bay bổng lên tận mây xanh với ngày kịch trần thứ hai liên tục và hàng triệu cổ phiếu tranh mua trần. Rất nhiều nhà đầu tư, trong đó có cả chính quỹ V.N.M đã đổ xô vào mua BID. Số liệu từ khối ngoại cho thấy đã có hơn 6,7 triệu cổ phiếu được mua.
Chỉ sau một đêm, BID từ nấc thang lên thiên đường đã rẽ ngoặt thành bậc thang xuống địa ngục. Nếu như không được vào rổ, sẽ chẳng có triệu cổ phiếu nào mua nữa mà hàng triệu sẽ phải bán ra. Đó là chưa kể liệu hàng chục triệu cổ đầu cơ mấy ngày qua đang chờ bán lại cho quỹ ETF, giờ sẽ rất vất vả để tìm người mua.
“Đau” nhất là những nhà đầu tư đã đua giá trần BID ngày hôm qua ở mức 28.500 đồng. Đó là đỉnh cao nhất trong lịch sử của cổ phiếu này. Mừng nhất là những ai đã kiềm chế được lòng tham, bán ra đúng đỉnh ngày hôm qua. BID phiên trước giao dịch tới gần 9,11 triệu cổ phiếu, tức là cũng có rất nhiều nhà đầu cơ chốt lời thành công.
BID là một sự vụ được coi là "vô tiền khoáng hậu" trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước tới nay. Trong phiên hôm nay, BID mất hết thanh khoản, nghĩa là hầu như không có người mua. Liệu ai sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra mua vào cổ phiếu BID trong bối cảnh hiện nay? Hiện quỹ FTSE vẫn cần mua hơn chục triệu BID (nếu không có sự thay đổi giống quỹ V.N.M), nhưng quỹ này cũng đã không mua hôm nay. Chỉ có 130.560 cổ phiếu chạy thoát, trong khi dư bán tầm trên 12 triệu cổ.
Chắc chắn nhà đầu tư bán chậm và những người mua sau cổ phiếu chưa kịp về tài khoản đã kẹt cứng với BID. Sẽ phải cần nhiều phiên mới có thanh khoản và chỉ có quỹ FTSE mới giúp họ thoát ra được. Dĩ nhiên đến lúc đó, mức giảm giá đã là rất lớn.
Việc quỹ V.N.M thay đổi bất ngờ danh mục đầu tư được lý giải là một sai sót mang tính kỹ thuật và cũng đã từng có tiền lệ ở thị trường nước ngoài. Bản thân quỹ này cũng đã mua hàng triệu cổ BID. Không có một căn cứ pháp lý nào để “bắt vạ” quỹ V.N.M được vì nhà đầu cơ phải tự chịu trách nhiệm cho hành động ăn theo của mình.
Blue-chips phục hồi
Một hệ quả làm “mát lòng” không ít nhà đầu tư trên nỗi đau của người mua BID, là các blue-chips khác sẽ được điều chỉnh lại tỷ trọng. Trước đó, quỹ VNM dự kiến bán hàng chục triệu USD giá trị cổ phiếu blue-chips để dành chỗ cho BID. Bây giờ số tiền đó sẽ được phân bổ cho các cổ phiếu khác, nghĩa là sẽ không còn áp lực bán ra lớn nữa, mà sẽ phải mua vào.
Một lưu ý là những ước tính về khối lượng mua các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam đăng tải hôm nay không phải là quyết định của quỹ V.N.M. Quỹ này chưa có thông báo chính thức việc điều chỉnh sai sót sẽ như thế nào. Đó mới là ước tính của các chuyên gia hay nhà đầu tư trong nước. Ước tính đó có thể sai.
Tuy nhiên thị trường vẫn phản ứng tích cực như thể quỹ V.N.M sẽ mua vào hàng chục triệu USD các cổ phiếu. Chẳng hạn STB được ước tính sẽ mua gần 2 triệu cổ và nhà đầu cơ lại đổ xô vào mua trước, đẩy giá tăng 3,18%. HAG được ước tính mua hơn 6 triệu cổ và hôm nay chưa biết thế nào, giá đã tăng 4,08%. Đáng lưu ý là cả hai cổ phiếu này hôm nay đều không được nhà đầu tư nước ngoài mua.
Sự phản ứng ngược với tin BID đã giúp các blue-chips có một phiên tăng khá tốt. Nhiều mã lớn tăng giá đã kéo VN-Index tăng 0,15% và nhất là HSX30 tăng 0,92%.
Những mã cầm đầu hôm nay là VCB tăng 3,04%, GAS tăng 0,66%, MSN tăng 3,4%, KDC tăng 2,6%, DPM tăng 0,66%, BVH tăng 1,13%...
Mặc dù vậy không phải nhà đầu tư nào cũng hào hứng với màn tăng giá của các blue-chips hôm nay. Thanh khoản sụt giảm tới 21% về giá trị là bằng chứng rõ nhất. Cả hai sàn chỉ giao dịch 1.219,8 tỷ đồng và 87,3 triệu cổ phiếu, mức thấp chưa từng có kể từ đợt giao dịch ỉu xìu cuối tháng 4 vừa rồi.
Nhà đầu tư nước ngoài không mua rõ rệt trên thị trường hôm nay mặc dù ước tính thì quỹ V.N.M sẽ phải mua khá lớn. Các giao dịch mua lớn xuất hiện tại VIC, NT2, SSI, BVH, VCB. Tuy nhiên hầu hết các mã này theo ước tính lại phải bán chứ không mua. Phải chờ đến ngày mai thị trường mới có được thông tin chính thức về kế hoạch cân bằng lại danh mục của quỹ V.N.M.
HSX
|
HNX
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
Giá trị Khớp lệnh
|
Khối lượng Khớp lệnh
|
941,3 tỷ đồng (-25%)
|
62,1 triệu (-18%)
|
278,5 tỷ đồng (-3%)
|
25,2 triệu (-4%)
|
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX
|
HNX
|
Mã
|
Khối lượng
|
Giá trị
|
Mã
|
Khối lượng
|
Giá trị
|
VIC
|
1,295,070
|
54,037
|
VCG
|
3,522,208
|
37,929
|
SSI
|
1,843,350
|
45,487
|
TIG
|
3,232,100
|
35,304
|
HAG
|
2,887,340
|
44,351
|
HUT
|
1,242,772
|
12,861
|
SBT
|
3,176,700
|
43,741
|
PVS
|
591,450
|
12,067
|
NT2
|
1,271,460
|
32,102
|
PVC
|
466,300
|
9,230
|