* Thưa ông, ông có suy nghĩ gì khi hàng hóa Việt Nam liên tục bị kiện tại các thị trường nước ngoài, gần đây nhất là mặt hàng tôm đông lạnh đã bị áp thuế chống trợ cấp tại Mỹ?
- Khi tự do hóa thương mại càng mở rộng, tức là hàng rào biên giới về thuế mất tác dụng. Chính điều này làm cho các DN buộc phải quay về phòng thủ hàng rào trong nước, tìm mọi cách để bảo hộ sản xuất trong nước. Vì thế, họ sử dụng mọi biện pháp, nhất là sử dụng công cụ phòng vệ thương mại trên đất nước mình. Nhiều nước cũng phải đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Chúng ta hãy coi đó là chuyện bình thường trong đời sống thương mại quốc tế.
Hiện nước ta đang nỗ lực đàm phán để trong năm nay sẽ ký kết được Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu hiệp định này thành công thì từ năm 2015, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ và một số quốc gia khác sẽ có nhiều thuận lợi lớn.
* Vậy thưa ông, các nước khác đã đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại này như thế nào?
|
|
 |
DN cần tham khảo giá ở một số nước để chào một mức giá sát, tránh trường hợp thấy có lợi là xuất khẩu.
|
 |
 |
TS.Phạm Văn Chắt
|
|
|
- Đứng trước nguy cơ về những vụ kiện thương mại, các nước có nhiều biện pháp. Đầu tiên, họ xây dựng giá thành xuất khẩu để tạo ra một khối thống nhất, từ trung ương đến DN đồng thuận về giá thành xuất khẩu.
Đặc biệt, một số nước mở nhiều cuộc điều tra, tham khảo giá thị trường, nghiên cứu một mức giá phù hợp để đàm phán.
Đồng thời, tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và thế giới để được hưởng những ưu đãi cũng như có được “hàng rào” bảo vệ.
Trước đây, khi Trung Quốc chưa vào WTO, hàng hóa của nước này bị kiện bán phá giá rất nhiều. Nhưng từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc lại trở thành một trong những nước điều tra bán phá giá rất mạnh.
* Vậy DN Việt Nam cần phải làm gì để hạn chế các vụ kiện phòng vệ thương mại, thưa ông?
- Các DN cần phải tham khảo giá ở một số nước để chào một mức giá sát, tránh trường hợp DN thấy có lợi là xuất khẩu, trong khi chưa bám sát mức giá của thị trường đó.
Đặc biệt, các DN nên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thêm các thị trường mới. Để khi một thị trường bị “tắc nghẽn” thì DN còn có nhiều thị trường khác.
Một khuyến cáo quan trọng nữa là khi tham gia vào thị trường quốc tế, DN không nên đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu lên quá nhanh.
* Xin cảm ơn ông!