Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất linh kiện máy móc, thiết bị, điện tử, cần chủ động giao thương, chào hàng, chuẩn bị kỹ tư liệu về sản phẩm, khả năng của mình để cung cấp cho phía doanh nghiệp Hàn Quốc.
“Chúng tôi đang rất thiếu thông tin về các bạn. Do vậy, các bạn phải cho chúng tôi biết các bạn có thể sản xuất được cái gì?” - ông Thomas nói.
Theo phân tích của ông Thomas, Hàn Quốc có lợi thế và kinh nghiệm lớn trong lĩnh vực cơ khí, máy móc, thiết bị, điện tử… Việt Nam tuy chưa có kinh nghiệm và lợi thế nhưng đổi lại có lợi thế về thị trường rộng lớn, về lực lượng lao động dồi dào…
“Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc có thể kết hợp với nhau để tạo dựng lên các liên doanh”.
Ông Thomas đưa ra ví dụ: “Cùng làm một sản phẩm, nếu sản xuất ở Hàn Quốc thì có giá 50 USD, nhưng khi chúng tôi mang kỹ thuật này sang Việt Nam sản xuất và xuất khẩu trở lại Hàn Quốc, thì nó chỉ có giá 40 USD. Đây là điều hoàn toàn có tính khả thi và cũng là lời giải cho bài toán trong lĩnh vực này của Việt Nam”.
Ông Thomas cũng cho biết, hiện một trong ba công ty do ông làm lãnh đạo, đang hợp tác với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) của Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu của ông, có lẽ do Viettel là một tổ chức kinh doanh của nhà nước, nên làm việc hơi lâu, cách thức để quyết định giá cả cũng không giống như doanh nghiệp tư nhân.
“Các doanh nghiệp tư nhân còn nhấc lên đặt xuống và có thể điều chỉnh về giá được, nhưng ở Viettel thì không thể điều chỉnh được” - ông Thomas cho hay./.