Đây là những nội dung chính được Bộ Tài chính yêu cầu trong văn bản phát đi vào chiều 26/11.
Theo Bộ Tài chính, căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây; trên cơ sở nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC (trong đó thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như quy định hiện hành) thì chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở bình quân 30 ngày từ ngày 27/10/2013 đến ngày 25/11/2013 các mặt hàng xăng dầu như sau:
Mặt hàng
|
Giá bán hiện hành
|
Giá cơ sở theo đúng quy định[1]
|
Chênh lệch giữa giá bán hiện hành với giá cơ sở theo đúng quy định
|
|
|
|
(1)
|
(2)
|
(3) =(1) - (2)
|
|
|
1. Xăng RON 92
|
23.630
|
23.908
|
-278
|
|
2. Dầu điêzen 0,05 S
|
22.310
|
22.751
|
-441
|
|
3. Dầu hoả
|
22.020
|
22.817
|
-797
|
|
4. Dầu madút
|
18.510
|
18.558
|
-48
|
|
Ghi chú: (+) giá hiện hành cao hơn giá cơ sở; (-) giá hiện hành thấp hơn giá cơ sở; giá bán hiện hành lấy theo giá bán hiện hành của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
[1] Giá cơ sở tính theo đúng quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; Thông tư số 234/2009/TT-BTC.
Trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở theo tính toán như trên, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục giữ ổn định giá bán; mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá; lợi nhuận định mức đối với các mặt hàng xăng, dầu điêzen, dầu hỏa như hiện hành.
Riêng đối với mặt hàng dầu madut: giữ ổn định giá bán như hiện hành; Ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá (từ 200 đồng/kg xuống 0 đồng/kg). Thời điểm thực hiện: ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng dầu madut từ 17 giờ 00 phút cùng ngày./.