Hướng tới sản xuất sản phẩm phụ trợ
* Theo ông, sau khi Hiệp định thương mại TPP được ký kết, để xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng như hội nhập được với các thị trường khác trên thế giới, DN Việt Nam phải làm gì?
- Điều quan trọng nhất là phải thay đổi nhận thức. Trước đây, DN luôn có ý nghĩ cố hữu là tự mình có thể đưa ra những sản phẩm cuối cùng trực tiếp ra thị trường. Đối với DN nội địa tôi không phản đối điều này. Nhưng đối với DN xuất khẩu thì nên hình thành sự hợp tác, đi vào chuỗi.
Làm như thế, DN sẽ được hưởng lợi từ công sức làm thị trường của người khác, sản phẩm và sự sáng tạo của các nhà thiết kế khác. Khi họ sáng tạo ra sản phẩm thì mình sẽ được sản xuất một phần trong đó.
Hiện nay, kinh tế thế giới đã hội nhập quá sâu, xuất khẩu cũng theo từng chuỗi. Khi vào được chuỗi như vậy thì cơ hội đến với mình không chỉ là một thị trường mà là rất nhiều thị trường. Đó là cơ hội “vàng” của các DN sản xuất sản phẩm phụ trợ. Nhất là các DNNVV Việt Nam. Vì vậy, tôi nghĩ các DNNVV nên định hướng trở thành những DN phụ trợ.
|
|
 |
Doanh nghiệp xuất khẩu nên hình thành sự hợp tác, đi vào chuỗi. |
 |
|
Ông Trần Anh Vương
|
|
|
* Ông đánh giá như thế nào về khó khăn, thách thức của DN Việt khi tham gia vào đấu trường lớn đó?
- Có 3 khó khăn chính. Vốn không phải là thiếu nhưng vốn quá đắt, tức là DN phải đi vay với lãi suất cao. Đó là khó khăn hàng đầu mà các DN “đụng” phải, khi vừa tạo được chút lợi thế về nhân công rẻ thì lại phải vay vốn quá “đắt”.
DN của Nhật chỉ vay có khoảng 3%/năm, thì DN Việt đang phải vay với mức 12%/năm, dù mức này đã được coi là “rẻ” so với năm ngoái rất nhiều rồi.
Thứ hai là hạ tầng sản xuất, tức là quy hoạch của nhà nước về công nghiệp phụ trợ vẫn chưa tốt. Khi làm công nghiệp chế biến, chế tạo DN phải rất khó khăn để tìm mua các sản phẩm lắp ghép. Ở Trung Quốc, trong mười khâu của một sản phẩm hoàn chỉnh, thiếu gì họ có thể đi mua ngay như ra chợ mua bó rau. Nhưng ở Việt Nam thì khác hoàn toàn, chúng ta sẽ rất khó khăn tìm ba linh kiện khác để lắp vào bảy linh kiện mà mình đã làm được cho một sản phẩm hoàn chỉnh.
Thứ ba, nước ta chưa được tất cả thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, nên DN phải tận dụng các Hiệp định thương mại trước khi có sự công nhận hoàn toàn.
Cơ hội mở rộng thị trường
* Dự cảm của ông về nền kinh tế cũng như cơ hội phát triển của DN trong năm 2014?
- Năm 2014, chắc chắn cơ hội sản xuất kinh doanh của DN sẽ cao hơn rất nhiều năm 2013. Năm 2012, nhiều DN hoàn toàn mù mịt, năm 2013 đã nhìn thấy đường đi, xác định được chiến lược, năm 2014, DN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Năm 2014, Hiệp đinh TPP sẽ kí kết, đồng thời, đối tác quan trọng của Việt Nam là Nhật Bản sẽ nhập rất nhiều hàng hóa. Đây là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu.
* Là người đại diện cho Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, ông có thể chia sẻ mong muốn của DN đối với nhà nước trong năm 2014 và dài hạn?
- Tôi cho rằng, từ phía nhà nước thì việc hỗ trợ theo lãi suất chắc chắn là khó rồi. Chỉ mong nhà nước có những giải pháp mới quy hoạch về công nghiệp phụ trợ, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ngành này phát triển để DNNVV phát triển. Không nên chỉ trú trọng vào công nghiệp nặng.
* Xin cảm ơn ông!