* Thưa ông, có một số luồng thông tin phản ánh, Việt Nam đang xuất khẩu xi măng với giá rẻ hơn nhiều so với giá bán trong nước. Ông lý giải như thế nào về thông tin này?
|
|
 |
Thông tin về giá xi măng xuất khẩu chỉ rẻ bằng một nửa giá bán trong nước là hoàn toàn sai và không có căn cứ.
|
 |
 |
Ông Lê Văn Tới
|
|
|
- Có thể khẳng định, hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm xi măng thời gian qua là chưa cao, nhưng không có việc giá bán xuất khẩu lại thấp hơn so với giá bán trong nước.
Giá xi măng xuất khẩu có mức dao động từ 37 đến 38 USD/tấn mà dư luận tranh cãi trong thời gian qua là giá bán của clinker chứ không phải là giá bán của xi măng.
Bởi hiện nay, giá xi măng xuất khẩu đang ở ngưỡng 50 USD/tấn, tương đương hơn với 1 triệu VND. Do vậy, thông tin về giá xi măng xuất khẩu chỉ rẻ bằng một nửa giá bán trong nước là hoàn toàn sai và không có căn cứ.
* Một số ý kiến cho rằng, vấn đề quy hoạch xi măng tại Việt Nam hiện nay là không ổn. Quan điểm của ông thế nào?
- Nói như vậy là không có căn cứ. Bởi nhiều năm qua, Việt Nam đã thiết lập được hệ thống dữ liệu về quy hoạch xi măng mang tính khoa học, trong đó có các tiêu chí dự báo nhu cầu, dữ liệu về tốc độ tăng trưởng tiêu thụ, số liệu xi măng bình quân tính theo đầu người,...
Theo đó, chúng ta đã xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng giai đoạn 2005-2010 tại Quyết định 108/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 1488 (Quy hoạch 1488) của Thủ tướng Chính phủ.
Trong Quy hoạch 1.488 đã có nhiều quan điểm mới hơn, bám sát thực tế hơn về đầu tư phát triển bám sát các dự án mới. Ngoài các chỉ tiêu kỹ thuật như tiêu hao nhiên liệu, điện, chỉ tiêu phát thải khói bụi, Quy hoạch 1488 còn yêu cầu chủ đầu tư phải có vốn tự có tối thiểu là 20% tổng mức đầu tư của dự án,…
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Xây dựng: “Hàng năm, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, tình hình cung cầu của thị trường, thực tế triển khai các dự án trong quy hoạch, báo cáo, đề xuất Thủ tướng xem xét, quyết định về cơ chế chính sách, các giải pháp kích cầu, bình ổn thị trường; điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng…”.
* Trong tình trạng dư thừa xi măng như hiện nay, Bộ Xây dựng đã có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch như thế nào cho phù hợp, thưa ông?
- Trước thực trạng này, Bộ Xây dựng đã cho rà soát lại các dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2012 đến 2015. Qua đó, Bộ đã kiến nghị và được Thủ tướng chấp thuận 9 dự án xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày ra khỏi Quy hoạch, giãn tiến độ đầu tư 7 dự án xi măng sang giai đoạn sau năm 2015.
Sự điều chỉnh này đưa cung - cầu xi măng về mức hợp lý hơn nên trong năm 2013, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất vật liệu xây dựng, song xi măng vẫn là mảng sáng. Năm 2013, cả nước tiêu thụ được 61,2 triệu tấn xi măng, bằng 113,9% so với năm 2012 và đạt trên 90% công suất thiết kế.
Trong năm 2014, căn cứ vào các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây dựng ước tính nhu cầu xi măng đạt khoảng 62 đến 63 triệu tấn, tăng 1,5 đến 3% so với năm 2013, trong đó xi măng nội địa khoảng 48,5 đến 49 triệu tấn và xuất khẩu là 13,5 đến 14 triệu tấn.
* Xin cảm ơn ông!