* Sau khi bị "tụt hạng", Đà Nẵng đã nhanh chóng lấy lại được ngôi vị quán quân. Xin ông cho biết, đâu là bí kíp để Đà Nẵng "nhảy cóc" hơn chục bậc trong bảng xếp hạng PCI năm nay?
- Những năm qua, Đà Nẵng được đánh giá là địa phương đi đầu trong nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn. Sau một thời gian đứng đầu, năm 2012 Đà Nẵng bị “xuống hạng” cả về điểm số và xếp hạng. Chúng tôi khá “sốc” bởi kết quả này.
|
|
 |
Công tác cải cách thiết chế pháp lý được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Đây cũng chính là biện pháp sâu xa để hạn chế tham ô, tham nhũng cũng như giảm thiểu các yếu tố “chi phí không chính thức” cho nhà đầu tư. |
 |
|
Ông Văn Hữu Chiến
|
|
|
Đứng trước thực trạng đó, ngay đầu năm 2013, các sở ban ngành tiến hành rà roát một cách kỹ lưỡng các chỉ số và tìm ra điểm mạnh, điểm lợi thế cũng như hạn chế, nguyên nhân tồn tại.
Với những chỉ số điểm yếu, chúng tôi đã khắc phục ngay lập tức, cụ thể như tập trung vào hai nội dung chủ đạo là tiếp cận đất đai và cải cách hành chính. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng rất chú ý về chỉ số liên quan đến tính năng động của lãnh đạo.
Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức rất nhiều hội thảo, cuộc gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo thành phố, các sở ngành với DN nhằm trao đổi, thảo luận, cùng tìm kiếm các biện pháp cải thiện điểm số PCI. Qua đó, các cơ quan quản lí, DN đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.
Đặc biệt, trên cơ sở mẫu phiếu khảo sát PCI, Thành phố đã tổ chức khảo sát độc lập đối với 392 DN dân doanh và 117 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả khảo sát là nguồn thông tin quan trọng để Đà Nẵng nhận diện rõ hơn các khó khăn của DN, các rào cản kinh doanh, các tồn tại trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công.
* Một chỉ tiêu quan trọng mà các nhà đầu tư thường lo ngại đó là “tính minh bạch” hay chi phí không chính thức, xin ông cho biết, liệu có quá khó cho Đà Nẵng để cải thiện chỉ tiêu "tế nhị" này?
- Chúng tôi đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính năm 2013. Cắt giảm tối đa thời gian và số lượng thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công theo hướng hợp lý, thuận lợi cho DN, nhất là trong lĩnh vực cấp phép kinh doanh và đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng và đào tạo nghề…
Bên cạnh đó, công tác cải cách thiết chế pháp lý được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Đây cũng chính là biện pháp sâu xa để hạn chế tham ô, tham nhũng cũng như giảm thiểu các yếu tố “chi phí không chính thức” cho nhà đầu tư.
Đặc biệt, chúng tôi thực hiện công khai minh bạch từ kế hoạch cho đến quy hoạch đất đai…vì thế chỉ số này của chúng tôi được DN đánh giá rất cao.
* Đà Nẵng vừa tiến hành tổng kết 15 năm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố (1998-2014). Theo ông, việc thu hút nhân lực có năng lực và chuyên môn cao vào bộ máy công quyền có tác động tích cực đến kết quả PCI không?
- Tôi cho rằng, điểu đó là rất quan trọng để tiến hành cải cách và tạo nên môi trường thực sự “dễ chịu” cho nhà đầu tư khi họ đến với Đà Nẵng.
Cho đến nay, chúng tôi đã đầu tư gần 600 tỷ đồng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đã cho kết quả rất thích đáng.
* Thời gian tới, nhiều địa phương đều "dốc sức" cho việc cải thiện môi trường đầu tư nên sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong bảng xếp hạng PCI. Đà Nẵng sẽ tiếp tục làm gì để giữ vững ngôi "quán quân", thưa ông?
- Đà Nẵng được nhà nước tạo điều kiện để phát triển theo hướng CNH-HĐH đến năm 2020, thời gian không còn nhiều nữa nên chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách các chỉ số trong PCI để tạo động lực tốt thu hút đầu tư.
Hiện nay, Đà Nẵng có trên 12.000 DN, trong đó DN FDI là hơn 281 với doanh số 3,6 tỷ USD. Đà Nẵng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư một cách mạnh mẽ và cởi mở. Chúng tôi chọn năm 2014 là “Năm Doanh nghiệp”, cam kết đồng hành cùng DN, tháo gỡ vướng mắc khó khăn với phương châm “sự thành công của DN là sự thành công của chính quyền và nhân dân Thành phố".
* Xin cảm ơn ông!