Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết như vậy tại hội thảo “Sản xuất sạch hơn và những lợi ích mang lại cho các doanh nghiệp” diễn ra sáng 17/4.
Cũng theo ông Thanh, kết quả Dự án Đào tạo SXSH và quản lý chất thải cho các DN Việt Nam sau 2 năm thực hiện (từ năm 2012) cho thấy, tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH đã thu được kết quả là giảm trên 5% tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm.
|
Sản xuất xi măng đi đầu trong việc áp dụng SXSH. Ảnh: VCCI
|
“Dự án đã mang lại những hiệu quả hết sức tích cực, có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng DN và mang lại cho DN hướng tiếp cận mới, tăng cường năng lực quản lý, giúp DN chủ động trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh và giảm phát thải ra môi trường, góp phần thực hiện mục tieu phát triển bền vững của DN”, ông Thanh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoàng Hải, Điều phối viên Dự án Đào tạo sản xuất sạch hơn và quản lý chất thải cho DN Việt Nam (Văn phòng DN vì sự Phát triển bền vững - VCCI), bên cạnh những kết quả đạt được, SXSH ở Việt Nam hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế và thách thức.
“Về mặt cơ sở pháp lý, tuy đã có các quy định khá tốt, nhưng vẫn chưa đủ mạnh và còn thiếu. Mặt khác, DN chưa chủ động trong việc tiếp cận các giải pháp SXSH”, ông Hải nhấn mạnh.
Nói về vấn đề này, đa số các DN cho rằng, khó khăn mà DN đối mặt là công nghệ lạc hậu. Hơn nữa, đa số DN đang hoạt động ổn định, việc thay mới thiết bị sản xuất sẽ khiến cho hoạt động bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
DN cho rằng, để thực hiện hiệu quả việc đưa sản xuất sach vào với DN thì cần tạo ra nhiều chính sách kinh tế để khuyến khích hơn nữa. Trong đó, tập trung sửa đổi những thủ tục hành chính nhiêu khê liên quan đến hỗ trợ DN sản xuất phát triển xanh hơn, sạch hơn và cần có chính sách hỗ trợ thông tin có tính ưu tiên kích cầu cho sản phẩm của các DN sản xuất sạch hơn,.../.