Trao đổi với phóng viên TBTCO, PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương đánh giá, Chính phủ đang tìm mọi cách để ký kết được các hiệp định thương mại tự do nhằm thúc đẩy, tạo cơ hội và những điều kiện thuận lợi cho các DN trong nước phát triển.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đó là những cơ hội “ngàn năm có một” để DN Việt chớp thời cơ. Ví như Hiệp định Việt Nam ký kết với Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi để DN Việt đưa hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật rất thành công.
|
|
 |
Tăng lương cơ bản (năm 2015) sẽ là một trong những nguyên dân dẫn đến số lượng DNNVV nợ bảo hiểm, nợ lương nhiều hơn. Tuy nhiên, đó cũng là yếu tố sẽ thúc đẩy để DN có được một đội ngũ lao động phấn khởi hơn, gắn kết với nhau bằng động lực lớn hơn |
 |
|
PGS.TS Phạm Tất Thắng
|
|
|
Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam đang vươn ra biển lớn hội nhập toàn cầu với một “hạm đội thuyền thúng”. Chúng ta không thể cạnh tranh được nếu không thay đổi, đối mặt với sự cạnh canh quốc tế, DN phải đánh giá được đâu là lợi thế, đâu là sở đoản để có những quyết sách cho phù hợp. Không có một công thức chung cho mọi trường hợp. Đất sống của DNNVV chính là những khe hẹp của thị trường mà biết tận dụng DN sẽ thành công.
*Với một loạt hiệp định thương mại sẽ được kí kết trong thời gian tới, theo ông, khó khăn lớn nhất của DNNVV khi tham gia hội nhập là gì?
- Chúng ta đã và đang nói quá nhiều về việc thiếu vốn, về công nghệ lạc hậu, về nguồn nhân lực chất lượng thấp…Tuy nhiên, về thực chất, đó có phải là điều đáng lo ngại nhất không?
Tôi cho rằng, khó khăn lớn nhất mà các DNNVV đang gặp phải hiện nay chính là việc tiếp cận thông tin, tiếp cận với thị trường và đặc biệt là tìm được ý tưởng kinh doanh trong hoàn cảnh này.
* Vậy ông có gợi ý gì cho DNNVV vượt qua khó khăn nêu trên để phát triển sản xuất kinh doanh và hội nhập không?
- Khủng hoảng và khó khăn là chung, tất cả mọi DN trên thương trường kể cả trong nước và quốc tế đều phải hứng chịu. Bởi vậy, DN Việt đừng băn khoăn quá mức về vốn, về đất đai, về công nghệ… mà hãy tập trung nghiên cứu để tìm những ý tưởng, tìm ra những ngóc, ngách, những khe hẹp của thị trường, sau đó, bắt đầu xây dựng dự án kinh doanh cho mình. Miếng bánh thị trường đó mới là đất sống của DNNVV.
* Bên cạnh những khó khăn kể trên, sắp tới DNNVV sẽ có thêm khó khăn khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định, năm 2015 sẽ tăng 15% lương tối thiểu so với hiện nay. Ông đánh giá như thế nào về tác động của quy định này đối với các DNNVV?
- Việc tăng lương là tin mừng đối với người lao động nhưng lại là nỗi lo đối với DNNVV. Tuy nhiên, vẫn đề nằm ở chỗ, tăng lương nhưng đừng tăng thất nghiệp. Với số vốn mỏng, thời gian qua, DNNVV đã cắt giảm tối đa lao động vì không đủ tiền trả lương.
Tất nhiên, năm 2015, khi tăng lương cơ bản sẽ là một trong những nguyên dân dẫn đến số lượng DNNVV nợ bảo hiểm, nợ lương nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn thì chúng ta vẫn thấy được ưu điểm, đó cũng là yếu tố sẽ thúc đẩy để DN có được một đội ngũ lao động phấn khởi hơn, gắn kết với nhau bằng động lực lớn hơn.
* Xin cảm ơn ông!