Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nga là 1,44 tỷ USD, giảm 10,6%; ở chiều ngược lại nhập khẩu từ Nga đạt 768 triệu USD, tăng 4,5%.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga trong 10 tháng/2014 lần đầu tiên bị suy, chủ yếu do giảm mạnh ở nhóm hàng điện thoại các loại & linh kiện (giảm 124 triệu USD), máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện (giảm 87 triệu USD).
Về cán cân thương mại hàng hoá, trong 10 tháng/2014, Việt Nam xuất siêu 669 triệu USD sang Nga, giảm 23% so với cùng kỳ và bằng 28,3% mức thặng dư của Việt Nam trong buôn bán với tất cả các thị trường.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nga các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng, chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Cụ thể như: điện thoại các loại & linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; hàng thủy sản; hàng dệt may; giầy dép các loại; hàng rau quả; cà phê, hạt điều và hạt tiêu.
Chiếm tỷ trọng trên 85% kim ngạch nhập khẩu từ Nga, chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu, phân bón, sắt thép & sản phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, hàng thủy sản, than đá, cao su, các sản phẩm từ dầu mỏ, phôi thép, sắt thép thành phẩm và phân bón.
Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Nga thì xăng dầu các loại là mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất (chiếm 38%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó của Việt Nam từ tất cả các thị trường.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, Nga là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, xếp thứ 6 trong tổng số các thị trường thuộc khu vực châu Âu của Việt Nam trong 10 tháng của năm 2014. Tính chung tất cả các thị trường trên thế giới Nga là đối tác thương mại lớn thứ 23 của Việt Nam, trong đó là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 25 của Việt Nam và ở chiều ngược lại Nga là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 19.
Tuy nhiên cũng theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Nga chỉ chiếm gần 1% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Điều này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của hai nước./.