* Thưa bà, bà đánh giá thế nào về vai trò của DNNVV đối với khu vực nông thôn?
- Việt Nam có khu vực nông thôn rộng lớn và phần lớn là DNNVV đang hoạt động trong khu vực đó. DNNVV nói chung, đóng góp lớn vào phát triển và tạo việc làm ở nông thôn, đó là đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cụ thể, DNNVV góp phần giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản và tăng công nghiệp, dịch vụ (tỷ lệ lao động nông lâm thủy sản giảm từ 79,6% (2001) xuống 59,6% (2011)... Hiện nay, trong cơ cấu GDP cả nước, nông nghiệp giảm từ hơn 22% (2011) xuống còn 18% (2013).
Bên cạnh đó, DNNVV nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động kinh tế tại nông thôn. Đặc biệt, từ năm 2011- 2014, thông qua chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam” (GFC) giai đoạn II do Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch tài trợ cho thấy, nhờ được tổ chức tốt, định hướng, hỗ trợ và tạo được các khích lệ kịp thời nên DNNVV trong lĩnh vực này đã có thể tạo nhiều việc làm và giá trị gia tăng cho các hàng hóa nông nghiệp.
Kết quả chương trình đã tạo ra gần 28.000 việc làm, đào tạo kỹ năng mới cho 62.584 người, tăng vốn đầu tư thêm 502 tỷ đồng, tăng giá trị xuất khẩu thêm 4.603 tỷ đồng và giúp tăng thu nhập của nhóm đối tượng như nông dân, nông hộ.
Tuy nhiên, nếu nói đến phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vai trò của DNNVV ngành chế biến, chế tạo tại vùng nông thôn vẫn còn khiêm tốn.
DNNVV ở nông thôn chủ yếu tạo ra việc làm có năng suất lao động thấp, ngoài ra, công nghệ lạc hậu và đầu tư mới suy giảm khiến những doanh nghiệp này khó duy trì được tăng trưởng trong tương lai.
* Nhiều ý kiến cho rằng vốn, tín dụng vẫn luôn là trở ngại khiến DNNVV chưa tiếp cận sâu, rộng vào khu vực nông thôn. Quan điểm của bà thì sao ?
|
|
 |
Nhà nước cần tạo ra môi trường để các DN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn hợp tác với nhau. |
 |
|
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh
|
|
|
- Theo tôi, vốn, tín dụng vẫn là trở ngại và hạn chế lớn nhất của DNNVV nói chung và DNNVV khu vực nông thôn nói riêng, tỷ lệ khó khăn trong tiếp cận tín dụng đã tăng từ 28,7% (2005) lên 37,5% (2013). Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất cao, quy trình thủ tục vay phức tạp, thiếu tài sản đảm bảo hoặc khả năng trả nợ thấp.
Đặc biệt, DNNVV đầu tư nông nghiệp, nông thôn khó tiếp cận tín dụng hơn so với DNNVV thành thị. Ngoài ra, còn có một số trở ngại quan trọng nữa đối với các DNNVV nông thôn, đó là sức cầu yếu và mức độ cạnh tranh tăng, đặc biệt là sự cạnh tranh với các hàng hóa nhập lậu, hàng giả, giá rẻ.
* Trong thời gian tới, cần có giải pháp gì để thúc đẩy vai trò của các DNNVV trong phát triển nông nghiệp nông thôn, thưa bà?
- Nhà nước cần tạo ra môi trường để các DN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn hợp tác với nhau để tạo thành một chuỗi liên kết. Mỗi DN sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi, qua đó vừa giúp gia tăng giá trị, tạo thêm việc làm cho người nông dân. Ngoài ra, cần cải thiện về cơ sở hạ tầng để kết nối tốt hơn nữa giữa thành thị và nông thôn.
Về phía các nhà tài trợ nước ngoài, thành công của chương trình GEF vừa qua cũng cho thấy, sự thay đổi trong xu hướng hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài cho khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay và trong tương lai. Theo đó, thay vì chỉ hỗ trợ chủ yếu tập trung vào xóa đói, giảm nghèo, các nhà tài trợ cần có các hoạt động hợp tác nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập khu vực nông thôn./.
* Xin cảm ơn bà!
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thời gian tới thành lập nhóm đối tác với các doanh nghiệp tư nhân. Mục đích nhằm tạo ra một cầu nối trực tiếp tháo gỡ các vướng mắc chính sách khi DN muốn đầu tư vào lĩnh vực này, đồng thời lấy ý kiến của các bên đề xuất về các chính sách đột phát mới nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
|