Chủ động cung cấp cho nông dân danh sách DN xuất khẩu
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, sản lượng vải thiều niên vụ năm 2015 của huyện Lục Ngạn ước đạt 90.000 tấn. Theo đó, 50% sản lượng vải thiều sẽ tiêu thụ trong nước và 50% dành cho xuất khẩu (XK).
Cũng theo ông Tấn, hiện vải thiều Lục Ngạn đã được Mỹ cấp 6 mã vùng đối với 60,38 ha và được nhà chức trách của Mỹ cho phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đây là tin vui cũng là cơ hội để vải thiều Lục Ngạn bước vào thị trường khó tính này.
|
|
 |
Các bộ, ngành và huyện Lục Ngạn đã và đang tiếp tục triển khai biện pháp cụ thể và thiết thực để Lục Ngạn thực sự là “kinh đô vải thiều” cả nước.
|
 |
|
Ông Trần Quang Tấn
|
|
|
Cách đây mấy ngày, UBND tỉnh Bắc Giang đã trao Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn tại 5 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản cho UBND huyện Lục Ngạn. Đồng thời, tiếp tục tiến hành đăng ký bảo hộ tại các thị trường khác như Mỹ, Nga, Australia, Singapore, Anh, Pháp... Theo đó, nhằm đảm bảo việc thu mua và tiêu thụ vải thiều đạt kết quả tốt, huyện đã phối hợp với Bộ Công thương chủ động cung cấp cho bà con nông dân danh sách các DN XK sang các thị trường này.
Theo ông Tấn, niên vụ vải năm 2015 hứa hẹn sẽ mở rộng ra các thị trường mới và tiềm năng. Các DN đến với Lục Ngạn ngày càng nhiều và vải thiều Lục Ngạn cũng đã chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các thị trường khó tính. Nếu biết chớp thời cơ, DN sẽ chiếm lĩnh được thị trường và khẳng định được sản phẩm của mình.
Ông Tấn cho biết thêm, dự báo 50% sản lượng vải chủ yếu dưới dạng quả tươi sẽ được tiêu thụ trong nước. Thị trường tiêu thụ vải tươi được bao phủ rộng khắp toàn quốc, trong đó tập trung nhiều tại các địa phương phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
“Thị trường phía Nam, trong đó chợ Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) được đánh giá sẽ tiếp tục là khu vực tiêu thụ nội địa quan trọng, với khoảng 43% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa. Năm nay, giá vải thiều được dự báo ổn định và có mức tương đương với năm 2014”, ông Tấn nói.
Để Lục Ngạn là “kinh đô vải thiều”
Ngoài các biện pháp trước mắt nhằm giải quyết vấn đề tiêu thụ vải thiều cho năm 2015, các bộ, ngành và huyện Lục Ngạn đã và đang tiếp tục triển khai nhiều biện pháp cụ thể và thiết thực để Lục Ngạn thực sự là “kinh đô vải thiều” cả nước.
Ông Tấn cho biết, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo hỗ trợ nhân dân tiêu thụ vải thiều; tích cực quảng bá thương hiệu vải thiều Lục Ngạn trên các phương tiện truyền thông đại chúng; bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông; chuẩn bị đủ lượng tiền mặt đáp ứng cho lưu thông, tiêu thụ vải thiều.
Song song đó, làm tốt công tác xuất nhập cảnh của các thương nhân, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức và tiểu thương về địa phương giám sát và thu mua vải thiều…
 |
Huyện Lục Ngạn có hơn 4.500 hộ dân có thu nhập từ 100 đến trên 500 triệu đồng/năm từ vải thiều. Ảnh: NNK
|
"Huyện cũng phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản và nâng cao chất lượng quả vải thiều Lục Ngạn bằng màng bao gói khí quyển biến đổi", ông Tấn cho biết thêm.
UBND huyện Lục Ngạn đang cùng Bộ NN&PTNT xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều sau thu hoạch; quy hoạch vùng vải thiều phục vụ XK; khảo sát đánh giá, cấp mã vùng trồng, quản lý dịch, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hướng tới bảo đảm yêu cầu của thị trường khó tính như: Mỹ, Úc, Châu Âu (EU), Nhật, Hàn Quốc.
Thêm đó, tiếp nhận triển khai mô hình trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại xã Hồng Giang với diện tích 60,38 ha để bảo đảm đủ điều kiện, nguồn hàng sẵn sàng phục vụ XK sang thị trường Mỹ; từng bước hình thành các đầu mối liên kết nông dân với DN chặt chẽ, bền vững; thành lập các hợp tác xã, hội sản xuất vải thiều để bảo đảm chỉ tiêu mã số vùng và hiệu quả trong sản xuất vải thiều.../.
Trong ba năm gần đây, nguồn thu từ vải thiều luôn đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Điển hình như năm 2014, sản lượng vải thiều của Lục Ngạn đạt 130.000 tấn, cho giá trị đạt trên 1.600 tỷ đồng. Năm 2014, huyện có đến 4.486 hộ dân có thu nhập từ 100 đến trên 500 triệu đồng/năm từ vải thiều, trong đó 83 hộ có mức thu từ 300 – 500 triệu đồng.
|