Ông Vũ Lê Trung - luật sư thành viên Công ty Luật VINAF đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCO xung quanh câu chuyện về hoạt động M&A lĩnh vực ngân hàng trong năm 2020.
*PV: Ông đánh giá như thế nào về thị trường M&A lĩnh vực ngân hàng trong năm 2020?
- Ông Vũ Lê Trung: Trong năm 2020, thị trường M&A ngân hàng ghi nhận một số thương vụ thành công. Trong đó có thương vụ OCB hoàn tất bán 15% cổ phần cho đối tác Aozora (Nhật Bản); MB phát hành riêng lẻ hơn 64,3 triệu cổ phiếu, thu ròng 1.720 tỷ đồng cho 8 nhà đầu tư nước ngoài là KIM Vietnam Growth Equity, ITMC Worldwide Vietnam RSP Balance Fund, Fiera Capital...
Bên cạnh đó, theo thông tin được đưa ra tại họp báo cung cấp thông tin chính thức về Diễn đàn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp 2020 được tổ chức vừa qua, ba ngân hàng là MSB, VPBank và SHB đang xúc tiến bán công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc là FCCOM, FE Credit và SHB Finance…
Từ nay đến hết năm nay sẽ có rất nhiều ngân hàng khác sẽ tham gia thị trường M&A. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rõ ràng, so với thời gian trước, năm 2020, thị trường M&A ngân hàng khá đìu hiu, trầm lắng hơn.
*PV: Như vậy là so với năm 2019, thị trường M&A lĩnh vực ngân hàng trầm lắng hơn, theo ông nguyên nhân từ đâu?
- Ông Vũ Lê Trung: Một trong những nguyên nhân có thể nhìn thấy ngay là do ảnh hưởng tiêu cực từ sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa còn do rào cản về pháp lý, chính sách. Qua trao đổi với nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các ngân hàng, chúng tôi thấy rằng, họ gặp phải nhiều khó khăn dẫn đến bỏ cuộc bởi vì không đáp ứng được điều kiện theo quy định.
|
|
Ông Vũ Lê Trung
|
|
Đơn cử, hiện một trong những điều kiện chúng ta đưa ra là để mua ngân hàng, nhà đầu tư phải là tổ chức tín dụng tại nước sở tại. Trên thực tế, có nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài lớn đã trở thành nhà đầu tư chiến lược cho một số ngân hàng ở Việt Nam – tức là nhiều ngân hàng đang hoạt động tại nước ta đều đã "có đôi, có cặp” với các nhà đầu tư nước ngoài rồi.
Trong khi đó, các ngân hàng luôn có quy định về hạn chế cạnh tranh, nếu như đã có mặt các nhà đầu tư nước ngoài rồi thì các nhà đầu tư nước ngoài khác không vào được nữa. Vì vậy, sự lựa chọn còn lại là khá ít.
Mặt khác, với những ngân hàng chưa tìm được nhà đầu tư chiến lược thì công ty tài chính rất khó vào do không phải là tô chức tín dụng, không đáp ứng được quy định pháp lý, mặc dù họ có thể đáp ứng các tiêu chí khác.
*PV: Vậy theo ông, nước ta cần phải khơi thông các điểm "tắc nghẽn" gì trong lĩnh vực ngân hàng để thu hút hiệu quả hơn nữa đầu tư dưới hình thức M&A thời gian tới?
- Ông Vũ Lê Trung: Một trong những giải pháp cơ bản nhất là giảm các điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận được các đối tác tiềm năng ngân hàng ở trong nước.
Tôi cho rằng, Việt Nam cần có những chính sách mở cửa hơn, không chỉ hạn chế nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải là các tổ chức tín dụng, ngân hàng mà bất cứ tổ chức, cá nhân nào có tiềm lực tài chính và năng lực quản lý thì đều có thể tham gia sân chơi này.
*PV: Thế còn bản thân ngân hàng cần làm như thế nào để thu hút các nhà đầu tư vào, giao dịch thành công và chào bán được giá, thưa ông?
- Ông Vũ Lê Trung: Giống như các doanh nghiệp khác tại Việt Nam, ngân hàng muốn mời gọi được đầu tư nước ngoài vào thì cần phải đảm bảo tốt về quản trị, hoạt động, kết quả kinh doanh… Tuy các yếu tố này không phải là điểm chính để các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào để quyết định, song đó là điều kiện cần có.
Đặc biệt, để kỳ vọng, mong chờ nhà đầu tư vào và đem những lợi thế phát triển mới thì
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang có chính sách khuyến khích M&A thay vì thành lập ngân hàng mới, đây là điểm thuận lợi cho hoạt động M&A.
ngân hàng cần phải có sự minh bạch về thông tin, về hoạt động…nhằm tạo được niềm tin của đối tác.
Cần nói thêm, việc giao dịch M&A thành công và được giá sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó chú trọng vào các chính sách, tài sản của ngân hàng. Nếu ngân hàng có dư nợ xấu thấp thì đương nhiên sẽ nhận được mức giá trả mua cao từ nhà đầu tư và ngược lại.
Hơn nữa, đáng lưu ý, hiện các nhà đầu tư trong lĩnh vực này đánh giá cao yếu tố công nghệ. Các ngân hàng có nền tảng công nghệ có xu hướng được quan tâm hàng đầu. Do đó, nếu cơ sở công nghệ của ngân hàng đã sẵn sàng, đầy đủ để phát triển theo xu hướng ngân hàng số, có thể đi trước và đón đầu xu hướng trong tương lai thì cũng là lợi thế rất lớn để tăng giá trị khi giao dịch M&A.
*PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!