* Thưa ông, tại quy chế mới ban hành có một số quy định giám sát đặc biệt đối với các DN. Xin ông cho biết rõ hơn những DN nào chịu giám sát đặc biệt và những DN này phải chịu những yêu cầu gì?
- Theo quy chế, có 4 trường hợp DN bị giám sát tài chính đặc biệt. Cụ thể: Các DN, tại thời điểm lập báo cáo tài chính hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện kinh doanh thua lỗ; có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn sẽ bị giám sát đặc biệt.
Những DN có lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu cũng bị đưa vào nhóm này. Ngoài ra, nếu đơn vị có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5 và DN báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh cũng bị giám sát.
|
|
 |
Nghị định số 61/2013/NĐ-CP Chính phủ về việc ban hành Quy chế Giám sát tài chính và Đánh giá hiệu quả hoạt động, công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước (gọi chung là DN có vốn nhà nước), được xem là bước đột phá, khắc phục những yếu kém được coi là “điểm đen” của các DN này. |
 |
|
Ông Đặng Quyết Tiến
|
|
|
DN thuộc diện giám sát đặc biệt phải lập phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính để trình chủ sở hữu trong thời gian 20 ngày, kể từ khi có quyết định giám sát đặc biệt.
Trong vòng 2 năm, nếu đơn vị khắc phục được các chỉ tiêu và báo cáo đầy đủ sẽ được thoát khỏi diện này. Tuy nhiên, ngược lại, nếu DN thuộc diện giám sát đặc biệt 2 năm liên tục vẫn thua lỗ thì phải thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định.
* Các 5 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, cụ thể là gì, thưa ông?
- Đó là 5 chỉ tiêu: Doanh thu và thu nhập khác; Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; Chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, về tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ môi trường, về lao động, tiền lương, an sinh xã hội, về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính; Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
Thực tế cho thấy, lâu nay, việc giám sát, báo cáo đánh giá xếp loại DN chỉ được thực hiện mỗi năm một lần, sau khi DN đã hoàn tất việc kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.
Do đó, cơ quan quản lý không thể đánh giá hết hiệu quả hoạt động của các DN này. Sự ra đời của quy chế sẽ góp phần khắc phục những hạn chế này.
* Có ý kiến cho rằng, việc ban hành quy chế sẽ tạo ra bước đột phá trong quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp, khắc phục những yếu kém được coi là “điểm đen” của các DN có vốn nhà nước. Ông bình luận thế nào về ý kiến này?
- Hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong thời gian qua đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ, liên tục sửa đổi hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tuy nhiên, công tác quản lý, giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại DN cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, chưa theo kịp yêu cầu quản lý nền kinh tế trong điều kiện mới. Do đó, việc ban hành quy chế đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động giám sát, quản lý tài chính tại các DNNN và DN có vốn nhà nước.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đánh giá, quy chế được nghiên cứu công phu và được Chính phủ ban hành đúng quy định pháp luật. Nội dung kiểm tra, giám sát được quy định tại quy chế khá toàn diện gồm: Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DN; giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn của DN; giám sát hoạt động kinh doanh của DN; giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.
Đáng chú ý, Quy chế đã quy định chủ thể giám sát gồm: Bộ quản lý ngành với tư cách là chủ sở hữu; ủy ban nhân dân cấp tỉnh với tư cách là chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính DN.
Tôi rất đồng tình với quan điểm trên. Quy chế đề cập khá toàn diện về những vấn đề trong quản lý tài chính, hiệu quả hoạt động, yêu cầu công khai đối với DN có vốn nhà nước. Việc ban hành quy chế sẽ tạo ra bước đột phá trong quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp, khắc phục những yếu kém được coi là “điểm đen” của các DN có vốn nhà nước.
* Xin cảm ơn ông!