Trên tinh thần thể hiện mối quan hệ gắn kết, đồng hành giữa
các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp, tuyên truyền phổ biến pháp luật,
hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp FDI, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục
hành chính công…, buổi đối thoại đã nhận được 39 câu hỏi từ phía doanh nghiệp
Đài Loan…
 |
Hơn 100 đại diện doanh nghiệp Đài Loan dự buổi đối thoại. Ảnh Đỗ Doãn
|
Về lĩnh vực hải quan, các câu hỏi xoay quanh vấn đề khai
báo mã HS trên CO hàng hóa, khai báo hải quan trên hai lô hàng nhập chung, quy
định về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, chi phí khai hải quan điện tử,
nhận dạng tờ khai có luồng xanh, biểu thuế ưu đãi hải quan, định nghĩa về hàng
hóa thành phẩm (SDK, CKD)… Tất cả đều được ông Huỳnh Thanh Bình, Phó Cục trưởng
Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai giải đáp rõ ràng, cụ thể, nhận được sự thỏa mãn của giới
doanh nghiệp Đài Loan.
Về lĩnh vực thuế, những thắc mắc chủ yếu liên quan đến những
vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, điều kiện ưu đãi miễn
giảm thuế, mất hóa đơn đỏ và mức xử phạt… những thắc mắc này cũng được đại diện
Cục Thuế tỉnh Đồng Nai giải đáp trước hội nghị.
Về xuất nhập cảnh, 7 câu hỏi được giới doanh nghiệp Đài
Loan đưa ra liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh, bảo lãnh cho người nước ngoài
làm việc tại Đồng Nai, đăng ký tạm trú cho người nước ngoài… được đại diện Công
an tỉnh trả lời cụ thể. Bên cạnh đó, đại diện Công an tỉnh cũng lưu ý đến bốn vấn
đề mà giới doanh nghiệp Đài Loan nói riêng và giới doanh nghiệp nước ngoài nói
chung cần quan tâm...
Trước đó, giới doanh nghiệp Đài Loan đã được đại diện Cục
Hải quan và Cục thuế Đồng Nai giới thiệu một số văn bản pháp luật liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu như Thông tư số 13 và Thông tư số 22 của Bộ Tài chính;
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới sửa đổi bổ sung có hiệu
lực từ ngày 1/7/2014 trong lĩnh vực thuế…
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai Huỳnh Thanh
Bình, đối thoại với doanh nghiệp Đài Loan là sự kiện diễn ra hàng năm nhằm có được những ý
kiến đóng góp, nắm bắt được các vấn đề vướng mắc trong các lĩnh vực đang có nhiều
thay đổi như các chính sách thương mại, đầu tư, quy trình thủ tục hành chính,
những vấn đề liên quan đến việc ổn định môi trường đầu tư... nhằm đem đến sự thuận
lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong việc thực thi nghĩa vụ với ngân sách nhà nước./.