 |
Toàn cảnh hội nghị Tổng cục trường Tổng cục Hải quan ASEAN lần thứ 23. Ảnh: Hải Anh |
Bước tiến gắn kết của ASEAN
Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN ngày nay đã trở một thực thể liên kết có tiếng nói nhất định trên trường quốc tế. Hải quan các nước thành viên ASEAN cũng đã liên kết với nhau trong bối cảnh đó.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và xu hướng tự do hoá thương mại, hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi, thúc đẩy giao lưu thương mại, đồng thời đảm bảo an ninh và bảo vệ cộng đồng.
|
|
 |
Hải quan Việt Nam đã có những thành quả quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa, tạo điều kiện gắn kết trong nội khối, hỗ trợ phát triển thị trường chung...
|
 |
|
Tổng thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới Kunio Mikuria
|
|
|
Tổng cục trưởng Hải quan Sigapore Chee Pong Ho- Chủ tịch lần thứ 22 hội nghị Tổng cục Hải quan ASEAN cho rằng, thời gian qua, nhiều hoạt động đơn giản hóa thủ tục, như triển khai hải quan một cửa quốc gia và một của ASEAN được nhiều quốc gia thành viên triển khai tích cực.
Trong giai đoạn 2010- 2014, Kế hoạch Chiến lược phát triển Hải quan ASEAN (SPCD), hầu hết các SPCD đã được thực hiện và theo đánh giá có trên 90% các hạng mục thuộc lĩnh vực hải quan đã được hoàn thành.
Cùng với quá trình phát triển hội nhập năng động của khu vực, Hải quan ASEAN đã cùng nỗ lực nhất quán và không ngừng trong công cuộc hiện đại hóa, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của toàn khối ASEAN.
Đồng thuận với quan điểm này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Ngọc Túc cho rằng, thời gian qua, Hải quan ASEAN đã sát cánh bên nhau, đạt được những thành tựu quan trọng hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, như ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN; bước đầu tạo dựng các khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện hệ thống quá cảnh ASEAN; thiết lập được cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tại tất cả các nước ASEAN; xây dựng các khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật cho việc hình thành cơ chế một cửa ASEAN...
|
 |
Hội nghị này có tầm quan trọng, đề ra tầm nhìn hợp tác ASEAN tăng cường công nhận lẫn nhau, hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên, chứng nhận trên toàn khối ASEAN sau năm 2015.... |
 |
 |
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh |
|
Ông Nguyễn Ngọc Túc cũng cho rằng, bên cạnh những thành tựu này, Hải quan ASEAN cũng nhận thấy, những khó khăn thách thức xuất phát từ những thay đổi lớn đối với môi trường hoạt động của hải quan; sự gia tăng liên kết và hội nhập nội khối cũng như giữa ASEAN với các nước đối thoại, qua việc triển khai thực hiện một loạt các thỏa thuận kinh tế, đầu tư, thương mại tự do song phương, khu vực...
Vì cộng đồng ASEAN phát triển biền vững
Giai đoạn 2014-2015 được coi là thời điểm quan trọng để chuyển sang một giai đoạn mới của quá trình hợp tác, hội nhập và liên kết ASEAN - giai đoạn của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Giai đoạn này đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện một nghị trình Hải quan mới phù hợp với bối cảnh và cam kết ASEAN.
Do vậy, Hải quan Việt Nam lựa chọn chủ đề của Hội nghị Tổng cục trưởng lần thứ 23 là “Nghị trình hải quan mới cho cộng đồng ASEAN”- nhằm thảo luận và đưa ra các định hướng, kế hoạch hành động và chương trình công tác của hải quan các nước ASEAN trong giai đoạn 2016-2020.
Theo đó sẽ có một số nội dung cụ thể như: Thứ nhất là, thảo luận và thông qua báo cáo của các Ủy ban và Nhóm làm việc liên quan, như: Ủy ban chỉ đạo Hải quan một cửa quốc gia (ASWSC), Ủy ban điều phối Hải quan ASEAN (CCC); Nhóm làm việc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại (CPTFWG); Nhóm làm việc về Thực thi và tuân thủ hải quan (CECWG); Nhóm làm việc về xây dựng năng lực hải quan ASEAN (CCBWG).
Thứ hai là, rà soát các Kế hoạch chiến lược phát triển hải quan ASEAN giai đoạn 2011-2015. Trên cơ sở đó, các tổng cục trưởng hải quan ASEAN vạch ra đường hướng và xây dựng Chương trình nghị sự mới cho giai đoạn 2016-2020.
Thứ ba là, tiến hành tham vấn với các bên đối thoại và khu vực tư nhân... , có sự tham gia của Tổ chức Hải quan Thế giới, Hải quan Trung Quốc, Hải quan Hàn Quốc, Hải quan Nhật Bản, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ (US ABC), Hiệp hội Chuyển phát nhanh Châu Á Thái Bình Dương (CAPEC)./.
* Tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Ngọc Túc đã thông tin, chia sẻ đến các đại biểu sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam:
Từ ngày 01/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu, cùng nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển, thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam – một nước thành viên ASEAN và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Sự việc này đã đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và tự do thương mại trong khu vực Đông Nam Á.
|