“Vừa sức em!”
Trong dịp theo đoàn công tác của Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực Hà Nam Ninh vào tháng đầu tháng 4 vừa qua, tôi không thể quên được hình ảnh một cậu bé có nước da đen nhẻm, chừng 13- 14 tuổi đã nhoẻn miệng cười khoe: “Bao gạo thật xinh, lại vừa sức em…!”.
|
|
 |
Việc thí điểm chuyển từ bao 50 kg sang bao 15 kg là một việc làm mới, chưa có tiền lệ nên phải đóng gói thủ công mất khá nhiều thời gian, nhất là việc đảm bảo đủ lượng, không được hao hụt là một việc khó khăn. Tuy nhiên, qua khảo sát thấy có nhiều điểm tiện lợi, đặc biệt là phù hợp với việc cấp phát, bảo quản, định mức… |
 |
|
Ông Hoàng Văn Quyết
|
|
|
Vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ vừa qua, mỗi học sinh của tỉnh Điện Biên đã được nhận tổng số gạo là 75 kg, cho 5 tháng của học kỳ I. Lúc đó, gạo được đóng vào bao 50 kg (theo quy định chung). Đa số các em không thể trực tiếp đứng ra nhận gạo, mà phải nhờ đến bố mẹ... Hơn nữa, bao 50 kg khi chia khó hơn, mất nhiều thời gian hơn. Còn với loại bao 15 kg trong học kỳ II, các em có thể trực tiếp nhận suất gạo của mình và mang về nhà.
Quen với cách thức từ học kỳ I, một số phụ huynh theo con đến nhận gạo tỏ ra rất hài lòng. Ông Mùa A Sơn - một phụ huynh đến từ rất sớm để nhận gạo cùng con, tâm sự: “Tôi thấy hơi bất ngờ! Cách chia gạo lần này khác, rất hợp lý, khi những bao gạo lớn được thay bằng những bao nhỏ hơn, chia nhanh hơn. Chúng tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến con em ở vùng sâu, vùng xa, cấp gạo cho các cháu ăn học. Cách phát gạo như thế này giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian, vì các cháu có thể tự nhận gạo và mang về nhà”.
Cách làm hay
Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh đã xuất cấp không thu tiền hỗ trợ học sinh tỉnh Điện Biên tổng số hơn 5.360 tấn gạo, trong đó: học kỳ 1 gần 3 nghìn tấn; học kỳ II là hơn 2.380 tấn. Học kỳ I, gần 3.000 tấn gạo được giao, với gần 48.000 bao loại 50 kg. Học kỳ 2 hơn 2300 tấn gạo được đóng chuyển thành gần 160.000 bao 15 kg.
Qua thực tế giao nhận bằng loại bao 15 kg đã cho thấy sự ưu việt, như: Phù hợp với sức khỏe của học sinh; thuận lợi trong giao nhận với định mức 15 kg/cháu/tháng. Khi các em tự nhận những bao gạo, không cần người lớn giúp, thì ý thức về niềm tin, niềm vui, trách nhiệm học tập của mình cũng rõ nét hơn, đặc biệt là với lứa tuổi đang trưởng thành như các em.
Mặt khác, loại bao này hạn chế sự suy giảm chất lượng, trong điều kiện tự nhiên với môi trường nóng ẩm, mưa nhiều, do mỗi bao có trọng lượng nhỏ, thời gian mở bao sử dụng ngắn hơn; thuận lợi trong quản lý, sử dụng và cấp phát. Cũng vì vậy, các trường có thể cấp phát dần hàng tháng cho học sinh, không bắt buộc phải nhận cho cả học kỳ như loại hình 50 kg/bao trước đây. Từ đó, khắc phục hiện tượng khi học sinh tiếp nhận cùng một lúc số lượng gạo lớn (75kg/cháu học kỳ I; 60 kg/cháu học kỳ II) đã không tự bảo quản và sử dụng hợp lý.
|
Dù rất nhiều khó khăn nhưng Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh đã vượt qua, góp phần nhân thêm niềm vui cho các em học sinh nghèo Điện Biên.
|
Ngay sau khi hoàn thành việc xuất cấp gạo học kỳ II cho học sinh tỉnh Điện Biên, Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh đã lập Tổ khảo sát thí điểm. Theo đánh giá của tổ này, cách làm mới này phù hợp với định mức phân bổ là 15kg/cháu/tháng; rất thuận lợi cho các trường phân phát, quản lý, sử dụng và bảo quản nên đề xuất duy trì cách thức này.
Tuy nhiên, Cục Hà Nam Ninh cũng đề nghị nên sử dụng loại bao bì có tráng lớp màng PVC để có khả năng cách ẩm, để hạn chế khả năng suy giảm chất lượng, trong vòng 4 đến 5 tháng. Bao bì cần được in ấn thông tin hàng hóa, nguồn xuất cấp, để tuyên truyền chủ trương, ý nghĩa chính sách của Đảng, Nhà nước, khi thực hiện Quyết định 36/2013/QĐ-TTg của Chính phủ...