Theo đó, có 36 địa phương được nhận hỗ trợ từ ngân sách để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn. Cụ thể số kinh phí mỗi địa phương được hỗ trợ như sau:
Tỉnh Hà Giang được bổ sung 11,5 tỷ đồng, Tuyên Quang: 15,8 tỷ đồng, Cao Bằng: 15 tỷ đồng, Lạng Sơn: 18,3 tỷ đồng, Lào Cai: 13 tỷ đồng, Yên Bái: 11,1 tỷ đồng, Thái Nguyên: 15,6 tỷ đồng, Bắc Kạn: 14,8 tỷ đồng, Phú Thọ: 15 tỷ đồng, Bắc Giang: 15,9 tỷ đồng, Hòa Bình: 14,4 tỷ đồng,
Hải Phòng: 15,3 tỷ đồng, Hải Dương: 17,8 tỷ đồng, Hưng Yên: 13,5 tỷ đồng, Vĩnh Phúc: 11,9 tỷ đồng, Hà Nam: 11,9 tỷ đồng, Nam Định: 19 tỷ đồng, Ninh Bình: 17,5 tỷ đồng, Thái Bình: 16,9 tỷ đồng, Thanh Hóa: 21,2 tỷ đồng,
Quảng Bình: 11,6 tỷ đồng, Quảng Trị: 9 tỷ đồng, Quảng Nam: 5,3 tỷ đồng, Khánh Hòa: 6,2 tỷ đồng, Bình Thuận: 14,4 tỷ đồng, Đắk Lắk: 26,7 tỷ đồng, Kon Tum: 15,1 tỷ đồng, Lâm Đồng: 16,2 tỷ đồng, Bình Phước: 11 tỷ đồng,
Tiền Giang: 14,2 tỷ đồng, Bến Tre: 11,2 tỷ đồng, Trà Vinh: 10,7 tỷ đồng, Vĩnh Long: 12 tỷ đồng, Cần Thơ: 7,3 tỷ đồng, Sóc Trăng: 12,5 tỷ đồng và Kiên Giang: 3,7 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn./.