Gần đây nhất, Oracle đã được thêm vào danh sách đó. Safra Catz, CEO của Oracle đã cho biết “cơn gió ngược” về tỷ giá hối đoái đã kéo tăng trưởng danh thu của công ty xuống 6%.
Sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ trong một vài tháng trở lại đây thật sự là một vấn đề đáng lưu tâm. Steven Englander, Giám đốc toàn cầu của chiến lược G-10 FX cho biết rằng, đây là đợt tăng giá mạnh nhất của đồng đô la Mỹ trong vòng 40 năm qua tính theo cơ sở thương mại
Điều đáng sợ nhất là tác động của việc đồng đô la Mỹ mạnh lên chỉ mới bắt đầu. Theo Nicholas Colas từ ConvergEx, rõ ràng là việc cắt giảm lợi nhuận sẽ còn tiếp tục.
Đồng đô la Mỹ và chứng khoán không phải lúc nào cũng có mối quan hệ ngược chiều. Trên thực tế, nền kinh tế mạnh lên có xu hướng kéo cả đồng đô là và thị trường chứng khoán đi lên.
Tuy nhiên, đối với những công ty xuất khẩu hàng hóa, đồng đô la mạnh lên nhìn chung là một tin xấu khi mà mỗi đồng kiếm được ở thị trường nước ngoài sẽ có giá trị quy đổi thấp hơn ở thị trường trong nước.
Ngược lại, những công ty may mắn được hưởng lợi chính là những công ty nhập siêu.
Boris Schlossberg, chuyên gia tiền tệ của BK Asset Management cho rằng, đồng đô la mạnh lên sẽ nâng đỡ cổ phiếu ngành sản xuất, bởi vì chi phí đầu vào sẽ rẻ hơn do giá năng lượng giảm mạnh. Tuy nhiên, các cổ phiếu ngành công nghệ sẽ chịu tác động tiêu cực do đầu vào chủ yếu là sở hữu trí tuệ.
Các chuyên gia cho biết đồng đô la mạnh lên có thể sẽ không gây tác động quá lớn đối với toàn thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, cơ hội đầu tư ở các thị trường khác dường như sẽ tốt hơn.
Nhìn chung, thị trường chứng khoán Châu Âu sẽ sôi động nhất do chương trình nới lỏng của ngân hàng trung ương ECB, Scholossberg cho biết. Trong khi ECB áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ lại bắt đầu bình thường hóa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc đồng đô la tăng giá mạnh gần đây./.