Tuy nhiên, hiện tại nhà máy đã từng một thời hoành tráng này lại trong tình trạng “nhàn rỗi” – một dấu hiệu cho thấy bóng tối kinh tế đã len lỏi vào một trong những nền kinh tế sáng nhất của Châu lục này.
Sự phát hiện ra dầu mỏ tại Ghana cùng với vàng và ca cao và các tài nguyên khác, đã mang đến cho Ghana cơ hội để theo kịp với Nigeria và cường quốc kinh tế khu vực Bờ Biển Ngà thuộc Tây Phi.
Một năm sau khi vàng đen bắt đầu tuôn chảy, tăng trưởng kinh tế năm 2010 tăng vọt đạt 14,8% - một trong những mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới.
Hiên nay, Ghana phải đối mặt với nợ công cao ngất ngưởng, đồng tiền mất giá trầm trọng, thâm hụt ngân sách và lạm phát đã leo thang lên tới 17%.
Quốc gia này còn đối mặt với thiếu điện kinh niên dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên kéo dài và làm tăng chi phí sản xuất.
Tăng trưởng của Ghana dự báo sẽ giảm xuống còn 3,9% trong năm nay, thấp hơn mức trung bình của các quốc gia Châu Phi vùng hạ Sahara.
Các chuyên gia cho rằng triển vọng của Ghana trong trung hạn có thể sẽ tiếp tục sáng sủa, nếu như quốc gia này nhanh chóng giành lại được sự ổn định tài khóa.
Để ổn định lại nền kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tuần trước đã đồng ý viện trợ cho nước này 918 triệu USD, nhằm mục đích tăng thu thuế và tăng cường chính sách của ngân hàng trung ương.
Thỏa thuận với IMF được coi là chìa khóa cho một kế hoạch để đảm bảo các khoản vay trong nửa đầu năm nay cũng như hỗ trợ cho ngân sách. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây vẫn chưa phải là một con đường hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe tài khóa của quốc gia này.
Ghana đã gặp khó khăn trong việc triển khai các chương trình của IMF trước đây, đặc biệt là khi các cuộc bầu cử đến gần. Lương khối nhà nước tăng chóng mặt trong năm bầu cử 2012, đẩy thâm hụt ngân sách lên 12% GDP. Trong tháng trước, Moody’s đã hạ xếp hạng của Ghana.
Hầu hết nhu cầu nhiên liệu hiện nay của Ghana đều phải nhập khẩu dưới dạng thành phẩm, không phải dạng dầu thô, vì nhà máy Tema không hoạt động./.