Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm ngoái đạt 63.600 tỷ nhân dân tệ (10.000 tỷ USD), giảm 32,4 tỷ nhân tệ so với ước tính ban đầu.
Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế của Credit Agricole, cho biết hằng năm Trung Quốc đều xem xét lại số liệu tăng tưởng, nhưng thông thường, GDP được điều chỉnh tăng. Sự điều chỉnh tăng trưởng GDP thấp hơn rất ít khi xảy ra.
Tuy nhiên, điều chỉnh GDP 2014 thấp xuống sẽ tạo điều kiện cho số liệu tăng trưởng kinh tế trong năm 2015.
Trung Quốc đang đối mặt với khả năng tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong vòng 25 năm trong năm nay ngay cả khi đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% mà chính phủ đã đặt ra. Các số liệu không mấy khả quan gần đây phát đi tín hiệu rằng có thể nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn “xoay xở” để đạt được những số liệu có thể coi là khá đẹp. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7% trong 6 tháng đầu năm, mặc dù có những bằng chứng rõ ràng cho thấy sự căng thẳng trong ngành công nghiệp. Có những hoài nghi đã dấy lên về độ tin cậy số liệu của Trung Quốc. Đã từng có ý kiến cho rằng số liệu GDP của Trung Quốc là “nhân tạo và do đó không đáng tin cậy”.
Một trong số những công bố số liệu gây chấn động của Trung Quốc là năm 1998 sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Trong khi nhiều quốc gia Châu Á rơi vào suy thoái, Trung Quốc công bố số liệu tăng trưởng lên tới 7,8% vào năm đó. Khi xem xét các số liệu khác, nhiều chuyên gia cho rằng tăng trưởng thực tế chỉ khoảng 5%. Cũng có trường hợp nghi ngờ Trung Quốc công bố số liệu thấp hơn tăng trưởng thực, trong những năm đầu những năm 2000./.