Quyết định hôm thứ 5 tuần trước của ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) về việc cắt lãi suất xuống một mức thấp kỷ lục mới, để đối phó với nguy cơ giảm phát đã gây bất ngờ lớn đến rất nhiều nhà đầu tư và các nhà dự báo.
Đây là một quyết định gây sốc theo sau quyết định ngoài dự đoán của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed) trong tháng 9 về việc sẽ không cắt giảm mua trái phiếu kích thích kinh tế.
Các quyết định gây bất ngờ đến thị trường này của các ngân hàng trung ương không chỉ có tác động ngay lập tức lên thị trường tài chính, mà còn có một ảnh hưởng kéo dài.
Lợi tức của trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã sụt giảm rất nhanh sau quyết định của Fed và chưa có dấu hiệu nào sẽ quay trở lại mức đỉnh điểm trong tháng 9 trong năm nay. Sự cắt giảm lãi suất của ECB cũng làm giảm giá đồng Euro 1% so với đồng dollar.
Philip Shaw, Chuyên gia kinh tế trưởng của Investec ở London cho biết, có vẻ ngân hàng trung ương mong muốn một sự tác động lớn hơn với việc đưa ra những quyết định bất ngờ nằm ngoài mọi dự đoán.
Đây là một trong những công cụ mà các ngân hàng trung ương vẫn thường hay áp dụng. Có rất nhiều lý do tại sao những chính sách gây sốc hiên nay đang trở nên hiệu quả hơn
Theo Elwin de Groot, Chuyên gia kinh tế trưởng Rabobank in Amsterdam: Trong những năm gần đây, chính sách của ngân hàng trung ương đang hướng đến minh bạch hơn, cụ thể hơn và không gây bất ngờ đối với thị trường.
Tuy nhiên thỉnh thoảng, những chính sách gây sốc lại có tác dụng tốt, giúp cho thị trường điều chỉnh tốt hơn và đưa ra thông điệp rằng những giả định của thị trường là không chính xác. Năm nay là năm và nhiều ngân hàng trung ương áp dụng biện pháp này.
Trong tháng 4, các chuyên gia kinh tế dự đoán ngân hàng Nhật sẽ nới lỏng chính sách, nhưng ít người có thể tưởng tượng được rằng Nhật Bản sẽ bơm tới 1.400 tỷ USD vào nền kinh tế chỉ trong không đến 2 năm.
Và những quyết định mà thị trường không có chuẩn bị trước là một công cụ chính sách mà ECB thường áp dụng, kể từ khi Mario Draghi trở thành chủ tịch ECB.