Kinh tế giảm tốc đã khiến quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ hay Nam Phi phải đối mặt với những khoản nợ quá hạn đang ngày một tăng lên. Ngay cả với Ấn Độ, quốc gia này hiện cũng đang phải bơm tiền vào các ngân hàng quốc doanh vốn đang phải “vật lộn” với những khoản nợ xấu không ngừng gia tăng. Trong khi đó, ngân hàng Trung Quốc cũng có thể phải bơm tiền vào nền kinh tế với cùng một lý do.
Những đồn đoán về việc Cục dữ trự Liên bang Mỹ (Feb) sớm cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng (QE) đã khiến cho các dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi. Điều này dẫn tới việc lãi suất ở những nước này tăng lên và khiến cho đồng tiền bị mất giá.
Dòng tiền chảy khỏi các thị trường mới nổi đã chậm lại sau khi Feb quyết định hoãn việc cắt giảm gói QE trong tháng 9 vừa qua.
“Kể từ năm 2008, tăng trưởng tín dụng ở các thị trường mới nổi đã tăng đột biến nhờ vào mức lãi suất 0% ở các nước phát triển”, Satyajit Das - tác giả của hơn chục cuốn sách về rủi ro tài chính cho biết.
Ông Das cũng nhận định rằng, rất nhiều người đi vay sẽ phải chật vật để trả hết các khoản nợ và dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi sẽ khiến cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Theo ông, các thị trường mới nổi rất có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng khoảng tài chính mới./.