Theo thống kê, ngân hàng này đã phải chấp nhận chi trả tổng cộng 20 tỷ USD trong năm nay để dàn xếp các vụ rắc rối về pháp lý.
Giám đốc điều hành của ngân hàng khổng lồ này, Jamie Dimon, cho biết các cuộc điều tra tiến hành đối với JPMorgan mới chỉ bắt đầu.
Gần đây, JPMorgan cũng đồng ý trả 2,6 tỷ USD để dàn xếp vụ kiện cáo bắt nguồn từ mối quan hệ với siêu lừa đảo tài chính Bernard Madoff.
Trong tháng 11, JPMorgan phải trả cho cơ quan tư pháp một mức tiền phạt kỷ lục 13 tỷ USD để giải quyết cáo buộc liên quan đến việc bán bất động sản thế chấp rủi ro cao trong thời kỳ bong bóng bất động sản.
Vào tháng 10, Dimon cho biết ngân hàng này đã dành 23 tỷ USD để xử lý các vụ rắc rối về pháp lý. “Rất khó để dự đoán, tuy nhiên JPMorgan hiện nay không muốn dành thêm một khoản tiền nào cho chi phí pháp lý”, theo Giám đốc tài chính Marianne Lake.
Gạt những vụ việc pháp lý đau đầu sang một bên, JPMorgan đang phải chịu áp lực khi mà khối lượng giao dịch ở rất nhiều lĩnh vực suy giảm do hậu quả của tăng trưởng kinh tế chậm. Doanh thu từ phí giao dịch ngân hàng đầu tư giảm 3% xuống còn 1,67 tỷ USD và doanh thu giao dịch chứng khoán và trái phiếu vẫn giậm chân tại chỗ.
Kết quả không mấy sáng sủa đối với JPMorgan, ngân hàng lớn đầu tiên công bố lợi nhuận quý 4, cũng cho thấy sự khó khăn mà các đại ngân hàng khác như Goldman Sách và Morgan Standley đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, ngoại trừ các thành tố đặc biệt, như chi phí cho vụ Visa và Mandoff, JPMorgan kiếm được 1,4 USD trên mỗi cổ phiếu, vượt qua dự đoán của các chuyên gia ở mức 1,35 USD. Cổ phiếu của JPMorgan trong tháng này được giao dịch ở mức cao nhất kể từ năm 2000 và tăng 0,7% trong phiên giao dịch sáng thứ 3.
Ba tháng trước, lần đầu tiên JPMorgan công bố lỗ kể từ khi Dimon nắm quyền điều hành, sau phải chi 7,2 tỷ USD để dàn xếp các vụ điều tra từ chính phủ và từ phía tư nhân.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng một lời khẳng định từ phía JPMorgan rang, thời kỳ rắc rối liên quan các vụ pháp lý đã qua.