Giới doanh nghiệp dường như đang trong xu hướng thiên về nắm giữ tiền mặt hơn bao giờ hết.
Theo một khảo sát hàng tháng của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch về quản lý quỹ, số lượng các nhà đầu tư cho rằng các công ty đang đầu tư “quá ít” đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Keith Skeoch, Giám đốc điều hành của Standard Life Investments nói rằng, việc các công ty đưa lượng tiền mặt này vào hoạt động là một nhân tố quyết định đến tốc độ phục hồi kinh tế trong năm nay. Nếu không, ông e ngại rằng sự giảm tốc sẽ còn tiếp tục.
Lý do cho xu hướng nắm giữ tiền mặt rất đơn giản. Sau những năm khủng hoảng ngân hàng, khan hiếm tín dụng và kinh tế biến đông, các doanh nghiệp dường như e ngại về việc mở rộng đầu tư cho tương lai. Thay vào đó, họ cắt giảm chi phí, tiền lương, việc làm và tích lũy tiền mặt hơn là đầu tư vào xây dựng nhà máy mới, thuê thêm nhân viên, nâng cấp trang thiết bị và mua bán doanh nghiệp.
Theo số liệu của JPMorgan, M&A với tư cách là một phần của thị trường vốn ở mức thấp hơn năm 2012 và việc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp cũng thấp hơn mức trung bình.
Một vài chuyên gia thì cho rằng, doanh nghiệp tích lũy tiền mặt để chuẩn bị cho yêu cầu cải thiện các chế độ lao động từ phía Chính phủ, ví dụ như tăng tiền lương hưu và chi phí cho chăm sóc sức khỏe, cũng như cải cách chính trị khi ngân quỹ đang giảm đi.
Theo một cuộc khảo sát của Đại học Duke University tiến hành với 550 các giám đốc tài chính trong 2 năm qua, đảm bảo lợi nhuận và chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe là hai câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi các công ty tích trữ tiền để đầu tư vào đâu.