Như tên gọi của nó, các quỹ này sẽ đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật, mua bán trao đổi các tác phẩm đắt giá để kiếm lời.
Chính dòng tiền này đã giúp thúc đẩy doanh thu từ bán các tác phẩm nghệ thuật trên toàn cầu đạt mức kỷ lục 66 tỷ USD trong năm ngoái. Chính nhóm nhà đầu tư tỷ phú là động lực của tăng trưởng, khi họ chi nhiều số tiền khủng để mua các tác phẩm nghệ thuật như một sự đầu tư trong vài năm trở lại đây sau khủng hoảng.
“Các nhà đầu tư đang tìm kiếm những lĩnh vực đầu tư mới, và hiện tại, nghệ thuật chính là một trong số những kênh đầu tư hấp dẫn đem lại lợi nhuận”, theo Jon Reade, nhà đồng sáng lập ra tập đoàn chuyên môi giới các tác phẩm nghệ thuật ở Hong Kong Art Futures.
Cũng tương tự như chứng khoán, các nhà quản lý quỹ sẽ mua các tác phẩm mà họ cho rằng hiện nay đang được bán dưới giá trị, có thể là của các nghệ sỹ mới nổi, và sau đó chờ đợi giá tăng để kiếm lời.
Hoặc các quỹ đầu tư này có thể mua các tác phẩm của các nghệ sỹ tiếng tăm hàng đầu – cũng tương tự như các cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường – để đảm bảo sự an toàn về lợi nhuận.
Các nhà quản lý quỹ cũng theo dõi các chỉ số từ các công ty đấu giá và các phòng trưng bày nghệ thuật để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất, ví dụ như khi nào giá trị của các tác phẩm này đạt đến mức cao nhất, họ sẽ bán để thu về lợi nhuận.
Các quỹ này cũng yêu cầu số tiền rất lớn từ nhà đầu tư. Ví dụ như Quỹ Fine Art or London yêu cầu mỗi nhà đầu tư một khoản đầu tư tối thiểu là từ 500.000 USD đến 1 triệu USD.
Các quỹ đầu tư nghệ thuật hiện còn khá mới mẻ với tổng tài sản trên toàn cầu ước tính khoảng 2 tỷ USD, theo Hiệp Hội Nghệ Thuật. Con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với con số 2.600 tỷ USD của tất cả các quỹ đầu cơ.
Nhu cầu trong tương lai cho các quỹ đầu tư nghệ thuật này được dự báo sẽ đến từ Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Trong năm 2012, chỉ riêng nhu cầu từ Trung Quốc đã giúp thúc đẩy thị trường quỹ đầu tư nghệ thật toàn cầu tăng 69%, theo một báo cáo của Deloitte.
Đầu tư vào nghệ thuật hấp dẫn ở Trung Quốc một phần là do sự hạn chế về lựa chọn các kênh đầu tư ở đất nước này. Thêm nữa, đầu tư vào nghệ thuật cũng hứa hẹn mang lại lợi nhuận khổng lồ. Thị trường nghệ thuật đương đại của Trung Quốc có mức lợi nhuận khoảng 15% mỗi năm trong vòng 1 thập kỷ qua, trong khi lợi nhuận đến từ chứng khoán không tăng trưởng, theo một giáo sư ở trường đại học New York, người đã phát triển chỉ số nghệ thuật.
Đây cũng là một kênh đầu tư cho là cũng khá rủi ro do tính thanh khoản thấp của sản phẩm đầu tư này so với cổ phiếu và trái phiếu. Các nhà đầu tư có thể sẽ phải nắm giữ các tác phẩm nghệ thuật trong vài năm và phải trả phí bảo hiểm và chi phí để bảo tồn các tác phẩm này.