Khảo sát của EIU được tiến hành tại 133 thành phố trên thế giới và New York được xem là cơ sở đánh giá so sánh chi phí của hơn 160 loại hình dịch vụ và sản phẩm.
Giá cả những hàng hóa cơ bản ở Singapore cao hơn New York 11%. Cùng với Seoul (Hàn Quốc), Singapore là thành phố có sản phẩm quần áo đắt đỏ nhất, cao hơn Mỹ 50%, EIU cho biết.
EIU cho biết rằng rất hiếm khi thứ tự top 5 không có thay đổi so với năm ngoái, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm mạnh và áp lực giảm phát đang đe dọa nhiều thị trường.
Tuy nhiên, khảo sát này không xem xét sự tăng giá đồng franc của Thụy Sỹ. EIU cho biết Zurich có thể sẽ là thành phố đắt đỏ nhất nếu tính thêm cả yếu tố tăng giá của đồng franc.
Singapore đã giành vị trí thành phố đắt đỏ nhất từ Tokyo trong năm 2014. Hiện nay, Tokyo đứng thứ 11 trên thế giới về độ đắt đỏ do đồng Yên giảm giá so với đồng USD và giảm phát tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Các biến động về tiền tệ và giá dầu giảm có tác động đến chi phí sinh hoạt của rất nhiều thành phố.
Với đồng tiền ngày càng yếu đi, thủ đô Caracas của Venezuela đã tụt 12 bậc trong bảng xếp hàng từ vị trí thứ 6 trong năm ngoái xuống thành 1 trong những thành phố có giá cả rẻ nhất trong năm nay.
Ấn Độ có một vài thành phố có giá cả rẻ nhất trên thế giới bao gồm Bangalore, Mumbai và Chennai đều trong top 5 thành phố rẻ nhất. Nguyên nhân được EUI chỉ ra là do mức lương thấp và trợ giá đối với một vài sản phẩm chủ lực đã giúp các thành phố ở Ấn Độ có giá cả hàng hóa rẻ nhất thế giới.
Karachi (Pakistan) là thành phố có giá cả rẻ nhất trên thế giới, theo kết quả khảo sát./.