Trên đà tăng trưởng
Trong bản báo cáo triển vọng thị trường Việt Nam số tháng 4/2013 với tiêu đề: “Bắt đầu quý II một cách mạnh mẽ hơn”, HSBC hoan nghênh Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang thắt chặt hầu bao để dần dần dứt các công ty nhà nước vốn phụ thuộc vào tín dụng. “Chúng tôi tin một chiến lược tăng trưởng được lèo lái bởi năng suất là điều rất quan trọng đối với Việt Nam để nâng mức sống của người dân”, HSBC cho biết.
Cũng theo tổ chức này, trong khi Chính phủ phát triển các giải pháp nhất quán để giải quyết những vấn đề đã tồn tại lâu dài, khu vực tư nhân hiệu quả, đặc biệt là các khu vực sản xuất và nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, đang hỗ trợ nền kinh tế.
Bất kể tăng trưởng toàn cầu thấp, xuất khẩu của Việt Nam đang tăng với đà hai con số. Nhập khẩu linh kiện tăng cho thấy dòng xuất sẽ có khả năng duy trì mạnh trong suốt năm. FDI tăng và phần nhiều trong số đó được hướng tới khu vực sản xuất đang thúc đẩy tăng trưởng công ăn việc làm.
Với đà tăng giá thực phẩm đang chậm lại, HSCB kỳ vọng lạm phát toàn phần sẽ thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái vào quý II, hỗ trợ cho sức mua của người tiêu dùng.
Tuy nhiên để động lực tăng trưởng được duy trì trong lâu dài, HSBC cho rằng Việt Nam cần xây dựng một hệ thống tài chính khuyến khích người dân tiết kiệm và đầu tư để tận dụng các thế mạnh về nhân khẩu học và địa lý.
Ổn định nhờ ngành sản xuất
Theo HSBC, Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của phát triển, bởi 70% dân số vẫn sống ở khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa là chỉ cần đưa người dân đang sinh sống nhờ nông nghiệp vào các nhà máy sẽ tăng sản lượng quốc gia và thu hút lao động dư thừa.
Dòng vốn FDI liên tục đã thúc đẩy và tạo đà cho quá trình này. Cụ thể, từ đầu năm tới nay, FDI đã tăng 57,3% với 84,8% trong số đó chảy vào sản xuất. Chính việc mở rộng khu vực sản xuất đã giảm nhẹ hậu quả của quá trình giảm vay vốn vốn đã làm trì trệ tiêu dùng và đầu tư.
Hơn nữa, chỉ số PMI ngành sản xuất, từ 50,8 của tháng 3 tăng đã tăng tới mức 51 trong tháng 4 cho thấy, hoạt động sản xuất đang gia tăng. Điều đáng chú ý nhất là chỉ số công việc đã tăng, tín hiệu cho thấy nhu cầu đang dần tăng cũng như các kế hoạch mở rộng sản xuất.
Chỉ số các đơn hàng xuất khẩu mới vẫn ở trong trạng thái mở rộng nhưng có giảm nhẹ do nhu cầu trong khu vực và từ phương Tây yếu hơn. Tuy nhiên, chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới trên 50 cho thấy nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa Việt Nam vẫn mạnh mẽ hơn ở những thị trường khác.
Phần lớn lý do là việc tăng mạnh đầu tư nước ngoài vào sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử. Trong đó, các chỉ số phụ đang được cải thiện, với chỉ số công việc chưa được hoàn thiện giảm nữa. Các công ty đang gia tăng mua hàng để bù vào lượng hàng tồn kho giảm và số lượng bán tăng.
Kỳ vọng bán lẻ phục hồi
Theo HSBC, trong khi ngành sản xuất đang tăng trở lại thì các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đang bị tác động của đợt sụt giá của thị trường thế giới. Kết quả là trong khi xuất khẩu hàng điện tử và may mặc tăng, thì phần lớn các ngành xuất khẩu liên quan đến hàng hóa giảm trong tháng 4 tính từ đầu năm đến nay. Cùng lúc đó, sự gia tăng đầu tư nước ngoài và cái nhìn lạc quan hơn về nhu cầu trong tương lai đã làm tăng nhập khẩu linh kiện.
Nhu cầu còn yếu và giá hàng hóa rẻ hơn vẫn đang giúp chỉ số lạm phát của tháng 4 ở mức ổn định 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát cơ bản, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, ở mức 12,1% từ mức 11,9% trong tháng 3.
HSBC nhận định, phần lớn nguyên nhân lạm phát giảm là do giá thực phẩm tăng chậm lại, chỉ ở mức 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái so với con số tháng 3 là 1,8%. Trong rổ CPI, thực phẩm chiếm đến 40%. Tính liên tục, con số lạm phát được điều chỉnh theo mùa tăng từ 0,1% lên 0,2% mỗi tháng. Với giá hàng hóa thế giới thấp và nhu cầu vẫn còn yếu, dự đoán lạm phát toàn phần sẽ ở dưới mức 7% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II.
Trong khi lạm phát được kiềm chế, doanh số bán lẻ đang dần thấy sự hồi phục, tăng lên 7,1% tính theo cơ sở 3 tháng từ mức 5,5% của tháng Ba. HSBC kỳ vọng lĩnh vực bán lẻ sẽ dần phục hồi khi người dân tự tin hơn vào chính sách điều hành kinh tế.
Box: Để động lực tăng trưởng được duy trì trong lâu dài, HSBC cho rằng Việt Nam cần xây dựng một hệ thống tài chính khuyến khích người dân tiết kiệm và đầu tư để tận dụng các thế mạnh về nhân khẩu học và địa lý.