Bên lề hành lang Quốc hội sáng 4/11, trao đổi với phóng viên, đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, viết blog là quyền của mình.
* Ông Trương Trọng Nghĩa khiếu nại việc bị ông dùng những từ như: mông muội, ngu muội, mê muội… để nói về ông Nghĩa, ông thấy thế nào?
- Đó là tranh luận của tôi, còn nếu không quen nghe những lời tranh luận kiểu đó thì tôi sẽ bỏ. Tôi không dùng từ đó nữa chứ không phải tôi nhận sai.
* Ông Nghĩa đang đòi ông cung cấp bằng chứng về lập luận của ông, ông có đồng ý?
- Cái đó nó thuộc về vấn đề hùng biện cho nên chừng nào đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh đặt vấn đề thì tôi trả lời trong phiên họp.
|
|
 |
Viết blog là quyền của tôi.
|
 |
|
Ông Hoàng Hữu Phước
|
|
|
Tôi không đồng tình với lập luận của ông Nghĩa nên nêu chính kiến của mình. Ông Nghĩa không bằng lòng thì đó là quyền của ông Nghĩa, cả hai đều thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.
* Ông Nghĩa cho rằng một số từ ngữ mà ông dùng không tôn trọng ông ấy?
- Không có quy định nào nói về những từ ngữ ấy là xúc phạm hay không tôn trọng cả.
* Hình như ông chỉ nhắm vào mỗi đại biểu Nghĩa?
- Cái đó không đúng. Tôi không nhắm vào cá nhân, tôi nhắm vào lập luận.
Mới đây, việc ông Nghĩa cho rằng kinh tế Việt Nam đang đi đường ray cũ biết chừng nào mới tới chân trời mới. Câu đó sai hoàn toàn.
Sai ở chỗ: con đường của chúng ta là đi lên CNXH. Và trên thực tế con đường ray bao giờ cũng vạch sẵn từ điểm đi với điểm đến, cụ thể đi từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội thì điểm đến sẽ là Hà Nội. Sao còn nói là không thấy chân trời mới?
Vấn đề là cũng trên tuyến đường đó, cũng từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội, cũng trên con đường đi xây dựng XHCN. Giả dụ hiện con đường đang khổ 0,8m, rồi sẽ lên 1,2m, 1,4m… và vấn đề là người dân ở hai bên đường chấm dứt được việc ném đá lên đoàn tàu. Chứ còn ví von như vậy là rất ấu trĩ. Tôi sẽ viết tiếp về cái này nhưng sẽ không nêu tên.
* Khi viết blog ông có trao đổi trực tiếp với ông Nghĩa không?
- Không! Tôi không trao đổi. Trên toàn thế giới và cả Việt Nam không có luật nào bắt buộc phải trao đổi trực tiếp. Tôi có quyền tự do của tôi.
* Thưa ông, một số cử tri nơi địa bàn của ông đòi bãi miễn cương vị ĐBQH của ông. Ông nghĩ sao?
- Cử tri thì có hàng triệu cử tri, cho nên trong nhiều triệu người này thì người nào cũng có quyền phát biểu và tôi muốn nói một điều: đánh giá một con người cần dựa vào rất nhiều cái. Nếu đụng cái gì cũng đặt vấn đề tư cách đại biểu và miễn nhiệm thì tôi cho rằng, cái đó cũng chỉ nêu lên như là một thế mạnh của công luận thôi.
* Thưa ông, Phó Đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh Trần Du Lịch có phản đối việc ĐBQH chỉ trích nhau trên blog, ông nghĩ thế nào?
- Đây là quyền tự do ngôn luận. Và ông Lịch có quyền tuyên bố như vậy vì thẩm quyền của một người đầu đàn, trong những cách xử lý tình huống thì ông Lịch đương nhiên phải nói như thế.
* Nếu một đại biểu khác mà phát biểu tương tự ông có phản bác không?
- Tôi rút ra kinh nghiệm nữa, khi đã nói lên quan điểm thì cứ nêu quan điểm, đừng có nêu tên người nữa. Sắp tới tôi sẽ như vậy. Bài mới trên blog sắp tới của tôi sẽ không nêu tên người nói nữa.
Nhưng tôi e có người nói tôi "tầm bậy” chỉ nói là trên quan điểm suy nghĩ mà không nói tên sao chính xác được.
* Thời gian tới, ông vẫn tiếp tục tranh luận trên blog của mình?
- Đúng như vậy.
* Xin cảm ơn ông!
Ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng, nếu ông Phước không đồng tình với quan điểm của mình, ông Phước có thể góp ý với tư cách cá nhân, tranh luận ở Quốc hội, thậm chí là viết blog. Nhưng không thể viết blog mà dùng câu chữ để thóa mạ, hạ nhục người khác như cách ông Phước viết. |