Diễn biến thị trường thế giới:
* Tháng 9/2013: Nhìn chung giá chào bán gạo của Thái Lan và Việt Nam giảm so với tháng 8/2013. Giá chào bán gạo Thái Lan loại 5% tấm giá trong khoảng 420-440 USD/tấn, giảm 50-65 USD/tấn; gạo 25% tấm giá khoảng 410-415 USD/tấn, giảm 25-45 USD/tấn. Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm dao động trong khoảng 355-380 USD/tấn, giảm 20-30 USD/tấn; gạo 25% tấm dao động khoảng 325-360 USD/tấn, giảm 20-35 USD/tấn.
* Chín tháng đầu năm 2013: Giá bán gạo thương mại ở hầu hết các quốc gia xuất khẩu lớn (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ) đều giảm sút, cụ thể:
Giá chào bán gạo xuất khẩu (giá FOB) của Thái Lan tăng trong 3 tháng đầu năm, giảm trong tháng 4, tăng vào tháng 5 và giảm trở lại từ tháng 6 đến nay. Giá chào bán gạo của Việt Nam nhìn chung giảm trong 9 tháng năm 2013.
So với cùng kỳ năm 2012, giá chào bán gạo của Thái Lan và Việt Nam giảm. Tại Thái Lan, loại gạo 5% tấm giá trong khoảng 420-575 USD/tấn, trung bình giảm 50 USD/tấn; gạo 25% tấm giá khoảng 410-560 USD/tấn, trung bình giảm 40 USD/tấn. Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm dao động trong khoảng 355-420 USD/tấn, trung bình giảm 65 USD/tấn; gạo 25% tấm dao động khoảng 325-395 USD/tấn, trung bình giảm 55 USD/tấn.
- Thị trường trong nước:
* Tháng 9/2013: Tại miền Bắc, giá thóc, gạo tẻ thường ổn định so với tháng 8/2013, giá thóc tẻ thường dao động ở mức 6.000-8.500 đồng/kg, giá gạo tẻ thường dao động ở mức 8.000-12.500 đồng/kg.
Tại Nam Bộ, giá lúa, giá gạo thành phẩm xuất khẩu giảm so với tháng 8/2013. Giá lúa dao động ở mức 4.600-5.400 đồng/kg, giảm 350-600 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá phổ biến trong khoảng 7.150-7.950 7đồng/kg, giảm 550-700 đồng/kg; gạo 25% tấm giá phổ biến trong khoảng 6.450-7.150 đồng/kg, giảm 600-700 đồng/kg.
* Chín tháng đầu năm 2013:
Tại Miền Bắc, giá thóc tẻ thường khoảng 6.000-8.500 đồng/kg, giá gạo 8.000-12.500 đồng/kg, ổn định so cuối năm 2012.
Tại Nam Bộ, trong 9 tháng năm 2013 giá thóc, gạo liên tục giảm do chịu tác động mạnh từ thị trường xuất khẩu; giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm và 25% tấm giảm trong 2 tháng đầu năm, giá gạo tăng nhẹ trong tháng 3 nhờ tác động chính sách thu mua tạm trữ của Chính phủ; từ nửa cuối tháng 4 đến nay, giá gạo tiếp tục giảm trở lại.
So với cùng kỳ năm 2012, giá thóc khoảng 4.600-6.500 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg; giá gạo loại 5% tấm dao động trong khoảng 7.150-8.500 đồng/kg, giảm 675-700 đồng/kg, loại 25% tấm khoảng 6.450-7.700 đồng/kg, giảm 600-850 đồng/kg. Cụ thể: ĐVT- đồng/kg
Tháng
|
Miền Bắc
|
Nam Bộ
|
Thóc tẻ thường
|
Gạo tẻ thường
|
Thóc tẻ thường
|
Gạo thành phẩm 5% tấm
|
Gạo thành phẩm 25% tấm
|
Tháng 12/2012
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
5.150-6.150
|
8.050-8.700
|
7.300-8.050
|
Tháng 1/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
5.150-6.200
|
8.100-8.350
|
7.400-7.700
|
Tháng 2/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
5.000-6.000
|
7.775-8.050
|
7.025-7.300
|
Tháng 3/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
5.000-5.875
|
7.900-8.200
|
7.150-7.500
|
Tháng 4/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.900-5.650
|
7.700 – 8.000
|
7.150-7.275
|
Tháng 5/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.900-5.650
|
7.500-7.950
|
7.000-7.200
|
Tháng 6/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.600-5.650
|
7.350-7.650
|
6.650-7.125
|
Tháng 7/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.725-5.650
|
7.550-8.150
|
6.850-7.275
|
Tháng 8/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.950-6.000
|
7.850-8.500
|
7.150-7.750
|
Tháng 9/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.600-5.400
|
7.150-7.950
|
6.450-7.150
|
9 tháng năm 2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.600-6.200
|
7.150-8.500
|
6.450-7.700
|
9 tháng đầu năm 2012
|
6.000-9.000
|
8000-13.000
|
4.150 - 6.500
|
7.850 - 9.175
|
7.050-8.550
|
Trung bình 9 tháng năm 2013 so cùng kỳ năm 2012
|
Giảm 500
|
Giảm 500
|
Giảm 300
|
Giảm 675-700
|
Giảm 600-850
|
- Về tình hình xuất khẩu: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ 1/1/2013 đến 19/9/2013, xuất khẩu gạo đạt 4,86 triệu tấn, trị giá FOB là 2,08 tỷ USD, giá bình quân FOB khoảng 428,4 USD/tấn. So với cùng kỳ năm trước, lượng giảm 12,46%, trị giá FOB giảm 15,4%, giá bình quân giảm 14,86 USD/tấn.
- Về tồn kho gạo: Tính đến 19/9/2013 tồn kho trên cả nước tại các doanh nghiệp là 1,44 triệu tấn.
- Về kết quả mua tạm trữ: Trong 9 tháng đầu năm 2013 Thủ tướng Chính phủ bàn hành 02 quyết định thu mua tạm trữ thóc, gạo cho vụ Đông Xuân và vụ Hề Thu:
+ Vụ Đông Xuân: Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 7/2/2013 mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, thời gian mua từ 20/2 đến 31/3/2013;
Theo đánh giá, kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại thông báo số 172/TB-VPCP ngày 18/4/2013, chính sách hỗ trợ tạm trữ thóc gạo là một trong những biện pháp điều hành của Chính phủ nhằm bảo đảm tiêu thụ một phần sản lượng lúa hàng hóa vào thời điểm thu hoạch rộ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần kiềm chế không để giá lúa, gạo trên thị trường giảm quá thấp, giúp đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân; chủ trương mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân đã được công bố sớm, tạo điều kiện cho người nông dân, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động định hướng trong thu hoạch, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các bộ ngành liên quan, các thương nhân kinh doanh gạo đã tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch mua tạm trữ đề ra. Trong thời điểm mua tạm trữ, giá lúa, gạo trên thị trường đã tăng lên so với trước thời điểm mua tạm trữ, mức giá mua đảm bảo người nông dân có lãi và giữ ổn định trong suốt thời gian mua tạm trữ, tạo điều kiện giữ giá xuất khẩu không bị giảm sâu trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gạo nguồn cung dư thừa ở các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ...
+ Vụ Hè Thu: Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 4/7/2013 và Công văn1098/TTg-KTTH ngày 31/7/2013 về việc kéo dài thời hạn mua tạm trữ thóc gạo vụ Hè Thu năm 2013 mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, thời gian mua từ 15/6 đến 31/7/2013.
Theo báo cáo của Đoàn kiềm tra liên ngành về mua tạm trữ thóc gạo vụ Hè Thu và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chương trình thu mua tạm trữ đã tác động tích cực đối với thị trường; giá lúa gạo trong thời gian mua tạm trữ tăng khá cao (giá mua lúa hạt dài và lúa thường tăng từ 500 - 800 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu tăng 800 - 1.000 đồng/kg). Mức giá thóc, gạo cao dự kiến sẽ giữ suốt vụ thu hoạch, ít có khả năng giảm xuống mặc dù tình hình xuất khẩu vẫn gặp khó khăn.
Nguyên nhân: Do nhu cầu nhập khẩu không cao trong khi nguồn cung khá lớn (Thái Lan tồn kho khoảng 17 triệu tấn gạo, Ấn Độ khoảng 27 triệu tấn gạo) và mức giá rẻ từ các nước xuất khẩu như Ấn Độ và Pakistan; mặt khác, một số nước nhập khẩu gạo truyền thống đã thực hiện tự túc lương thực làm giảm áp lực từ phía cầu đã tác động làm giá chào bán gạo của Thái Lan, Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2013 giảm so với cung kỳ năm 2012.
Dự báo: Do nhu cầu về gạo vẫn thấp, nguồn cung dồi dào (Ấn Độ và Thái Lan bắt đầu vụ thu hoạch chính thức từ tháng 9/2013), dự báo giá gạo thế giới và giá lúa, gạo trong nước giảm hoặc ổn định như hiện nay./.