* Tháng 12/ 2013: Tại miền Bắc, giá thóc tẻ thường ổn định so với tháng 11/2013. Tại Nam Bộ, giá lúa, giá gạo thành phẩm xuất khẩu tăng so với tháng 11/2013. Giá lúa dao động ở mức 5.350-6.350 đồng/kg, tăng 350-400 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá phổ biến trong khoảng 8.200-8.950 đồng/kg, tăng 225-650 đồng/kg; gạo 25% tấm giá phổ biến trong khoảng 7.650-8.150 đồng/kg, tăng 425-600 đồng/kg.
* Năm 2013: Tại Miền Bắc, giá thóc tẻ thường khoảng 6.000-8.800 đồng/kg, giá gạo 8.000-12.800 đồng/kg, bình quân giảm 250 đồng/kg so cùng kỳ năm 2012.
Tại Nam Bộ, trong 11 tháng năm 2013 giá thóc, gạo chịu tác động mạnh từ thị trường xuất khẩu, giá thóc liên tục giảm; sang tháng 12/2013 giá thóc tăng nhẹ. Giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm và 25% tấm giảm trong 2 tháng đầu năm, giá gạo tăng nhẹ trong tháng 3 nhờ tác động chính sách thu mua tạm trữ của Chính phủ; từ nửa cuối tháng 4 đến tháng 11 giá gạo tiếp tục giảm. Sang tháng 12 do tình hình xuất khẩu thuận lợi giá gạo tăng nhẹ.
So với cùng kỳ năm 2012, giá thóc khoảng 4.600-6.350 đồng/kg, bình quân giảm 150 đồng/kg; giá gạo loại 5% tấm dao động trong khoảng 7150-8.950 đồng/kg, bình quân giảm 462,5 đồng/kg, loại 25% tấm khoảng 6.450-8.150 đồng/kg, bình quân giảm 500 đồng/kg. Cụ thể: ĐVT: đồng/kg
Tháng
|
Miền Bắc
|
Nam Bộ
|
Thóc tẻ thường
|
Gạo tẻ thường
|
Thóc tẻ thường
|
Gạo thành phẩm 5% tấm
|
Gạo thành phẩm 25% tấm
|
Tháng 12/2012
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
5.150-6.150
|
8.050-8.700
|
7.300-8.050
|
Tháng 1/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
5.150-6.200
|
8.100-8.350
|
7.400-7.700
|
Tháng 2/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
5.000-6.000
|
7.775-8.050
|
7.025-7.300
|
Tháng 3/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
5.000-5.875
|
7.900-8.200
|
7.150-7.500
|
Tháng 4/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.900-5.650
|
7.700 – 8.000
|
7.150-7.275
|
Tháng 5/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.900-5.650
|
7.500-7.950
|
7.000-7.200
|
Tháng 6/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.600-5.650
|
7.350-7.650
|
6.650-7.125
|
Tháng 7/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.725-5.650
|
7.550-8.150
|
6.850-7.275
|
Tháng 8/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.950-6.000
|
7.850-8.500
|
7.150-7.750
|
Tháng 9/2013
|
6.000-8.500
|
8.000-12.500
|
4.600-5.400
|
7.150-7.950
|
6.450-7.150
|
Tháng 10/2013
|
6.200-8.800
|
8.200-12.800
|
4.600-5.950
|
7.250-8.450
|
6.650-7.650
|
Tháng 11/2013
|
6.200-8.800
|
8.200-12.800
|
5.000-5.950
|
7.975-8.300
|
7.225-7.550
|
Tháng 12/2013
|
6.000-8.800
|
8.000-12.800
|
5.350-6.350
|
8.200-8.950
|
7.650-8.150
|
Năm 2013
|
6.000-8.800
|
8.000-12.800
|
4.600-6.350
|
7.150-8.950
|
6.450-8150
|
Năm 2012
|
6.000-9.000
|
8000-13.000
|
4.150 - 6.500
|
7.850 - 9.175
|
7.050-8.550
|
B/q năm 2013 so cùng kỳ năm 2012
|
Giảm 100
|
giảm 100
|
tăng 150
|
giảm 462,5
|
giảm 500
|
Về tình hình xuất khẩu: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lũy kế xuất khẩu từ 1/1 – 19/12/2013 đạt 6,32 triệu tấn, trị giá FOB là 2,73 tỷ USD với giá bình quân FOB 432,3 USD/tấn. So với cùng kỳ năm trước, số lượng giảm 15,4%, trị giá FOB giảm 18,5% và giá bình quân giảm khoảng 13,98 USD/tấn.
Về hợp đồng xuất khẩu: Lũy kế đến ngày 19/12/2013 đạt 8,04 triệu tấn. So với cùng kỳ năm trước giảm 1,4%, như vậy lượng gạo chưa giao hàng còn khoảng 1,72 triệu tấn.
Về tồn kho gạo: Tính đến 19/12/2013 tồn kho gạo trên cả nước ước đạt 0,63 triệu tấn, chưa kể lượng tồn kho trong dân.
Nguyên nhân: Do nhu cầu nhập khẩu không cao trong khi nguồn cung khá lớn (Thái Lan tồn kho khoảng 15-17 triệu tấn gạo, Ấn Độ trên 30 triệu tấn gạo), một số nước nhập khẩu gạo truyền thống đã thực hiện tự túc lương thực, lại thêm mức giá rẻ hơn từ các nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ và Pakistan đã tác động làm giá chào bán gạo của Thái Lan và Việt Nam trong năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm 2012
Điều hành giá lúa gạo: Năm 2013, giá gạo thế giới giảm do nguồn cung lớn hơn cầu, tác động làm giá lúa, gạo Việt Nam giảm theo. Tuy nhiên, nhờ sự điều hành linh hoạt của Chính phủ thông qua chính sách mua gạo tạm trữ đã góp phần giữ giá lúa gạo trong nước không giảm sâu.
Về giá mua lúa định hướng, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố giá thành sản xuất lúa kế hoạch, trên cơ sở đó chỉ đạo giá mua thóc định hướng từ đầu vụ, cụ thể:
+ Vụ Đông Xuân 2012-2013 công bố mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch khoảng từ 3.134 - 4.474 đồng/kg; mức giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch khoảng 3.616 đồng/kg.
+ Vụ Hè thu 2013 công bố mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch khoảng từ 3.283 - 4.816 đồng/kg; mức giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch khoảng 4.142 đồng/kg.
+ Trên cơ sở giá thành sản xuất này, các tổ chức, cá nhân mua lúa của nông dân đảm bảo có lãi tối thiểu.
Căn cứ vào giá mua thóc định hướng, Chính phủ đã giao: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp điều tiết cụ thể để duy trì giá thóc gạo hàng hóa trên thị trường. Mặt khác, để bình ổn thị trường lúa gạo, trong các năm vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định mua tạm trữ thóc, gạo nhằm ổn định thị trường, tránh tình trạng giá thóc, gạo xuống thấp. Theo đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam căn cứ vào giá thóc định hướng, tổ chức việc phân giao cho các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ đủ chất lượng xuất khẩu theo giá thị trường, đảm bảo giá lúa gạo trên thị trường không giảm quá thấp và cho người sản xuất lúa có lãi, bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay cho các doanh nghiệp mua thóc gạo tạm trữ.
Cụ thể năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 quyết định thu mua tạm trữ thóc, gạo (Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 7/2/2013 mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo Vụ Đông Xuân, thời gian mua từ 20/2 đến 31/3/2013; Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 4/7/2013 và Công văn1098/TTg-KTTH ngày 31/7/2013 về việc kéo dài thời hạn mua tạm trữ thóc gạo vụ Hè Thu năm 2013 mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, thời gian mua từ 15/6 đến 31/7/2013).
Chính sách hỗ trợ tạm trữ thóc gạo đã mang lại kết quả tích cực; theo kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: chính sách hỗ trợ tạm trữ thóc gạo là một trong những biện pháp điều hành của Chính phủ nhằm bảo đảm tiêu thụ một phần sản lượng lúa hàng hóa vào thời điểm thu hoạch rộ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần kiềm chế không để giá lúa, gạo trên thị trường giảm quá thấp, giúp đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân; chủ trương mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân đã được công bố sớm, tạo điều kiện cho người nông dân, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động định hướng trong thu hoạch, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long...
Dự báo: Thế giới: Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo toàn cầu vụ 2013/2014 dự báo ở mức 470,6 triệu tấn, diện tích lúa toàn cầu ớc đạt 160,1 triệu ha; nhu cầu gạo toàn cầu đạt khoảng 470,9 triệu tấn. Cùng với lượng tồn kho vụ 2012/2013 chuyển sang và sản lượng cung ứng gạo như dự báo trên, năm 2014 sản lượng cung tiếp tục cao hơn cầu, dự báo giá gạo thế giới ổn định như hiện nay hoặc giảm.
Trong nước: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 cả nước phấn đấu gieo cấy khoảng 7,6 triệu ha, năng suất đạt 56,1 ta/ha. Sản lượng năm 2014 đạt khoảng 42,7 triệu tấn lúa, sản lượng gạo xuất khẩu đạt khoảng 7 triệu tấn. Với sản lượng trong nước và tình hình nguồn cung, cầu gạo thế giới dự báo như trên, dự báo năm 2014 giá thóc, gạo trong nước ổn định hoặc giảm./.