- Thị trường thế giới:
* Tháng 12/2014: Sản lượng mía tại Braxin tăng cùng với sự suy yếu của đồng Real và dự đoán Ấn Độ có thể sớm đưa các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đường thô để giảm áp lực tồn kho cho các nhà máy đường của nước này đã tác động kéo giá đường thế giới giảm so với tháng 11/2014, trong đó giá đường thô giao tháng 3/2015 tại New York giảm 0,76 – 0,77 Uscent/Lb; giá đường trắng giao tháng 3/2015 tại Luân Đôn giảm 27-30,3 USD/tấn.
* Năm 2014: Giá đường thế giới giảm so với năm 2013. Tại New York, giá đường thô khoảng 13,55-18,14 Uscent/Lb, giảm 1,43-2,41 Uscent/Lb; tại Luân Đôn, giá đường trắng khoảng 384,7 - 488,5 USD/tấn, giảm 48,4 – 48,7 USD/tấn. Cụ thể:
Tháng/Thị trường
|
Luân Đôn
đường trắng
(USD/tấn)
|
New York
đường thô
(Uscent/Lb)
|
Quý I/2014
|
432,3 – 477,7
|
15,16 – 18,03
|
Quý II/2014
|
455,2 – 488,5
|
16,7 – 18,14
|
Quý III/2014
|
389,3 – 470,1
|
13,55 – 17,81
|
Tháng 10/2014
|
421,1 - 434,4
|
16,44 - 17,03
|
Tháng 11/2014
|
415 - 434,1
|
15,48 - 16,36
|
Tháng 12/2014
|
384,7 - 407,1
|
14,72 - 15,59
|
Năm 2014
|
384,7 – 488,5
|
13,55 – 18,14
|
Năm 2013
|
433,1 – 537,2
|
15,96 – 19,57
|
Năm 2014 so với Năm 2013
|
Giảm
48,4 – 48,7
|
Giảm
1,43 – 2,41
|
- Thị trường trong nước:
* Tháng 12/2014: Đến ngày 15/12/2014, đã có 34/41 nhà máy đường vào vụ sản xuất, các nhà máy đã ép được 2.509.100 tấn mía (giảm 201.330 tấn so với cùng kỳ năm ngoái), sản xuất được 728.400 tấn đường (giảm 66.970 tấn so với cùng kỳ năm ngoái).
Lượng đường các nhà máy bán ra từ ngày 15/11/14 đến ngày 15/12/14 là 105.170 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 7.710 tấn. Lượng đường tồn kho các nhà máy đến ngày 15/12/2014 là 173.240 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 6.040 tấn.
Do giá đường liên tục giảm nên các nhà máy đường buộc phải hạ giá thu mua mía (5-7% so với cùng kỳ năm ngoái), tuy nhiên vẫn giữ mức giá 1 tấn mía 10CCS tại ruộng tương đương giá bán 60kg đường kính trắng loại 1 (trước thuế, tại kho), thậm chí một số nhà máy đường mua giá cao hơn để duy trì sản xuất cho nông dân. Giá mía cụ thể: miền Bắc dao động 800.000 - 900.000 đồng/tấn; miền Trung - Tây Nguyên 750.00 – 900.000 đồng/tấn, miền Nam 750.00 - 900.000 đồng/tấn.
Giá bán buôn đường RE, RS trong nước diễn biến trái chiều nhau so với tháng 11/2014: giá đường RS khoảng 11.300 - 12.350 đồng/kg, giảm 650 đồng/kg; giá đường RE khoảng 12.800 - 14.800 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg.
Giá bán lẻ đường trên thị trường ổn định so với tháng 11/2014, hiện phổ biến ở mức 18.000-21.000 đồng/kg.
Tháng 12/2014, không xuất được đường sang Trung Quốc do giá quá thấp.
* Năm 2014:
Xuất khẩu đường qua cửa khẩu phụ lối mở: Đợt 1 đã dừng xuất khẩu đến hết ngày 30/6/2014, số lượng đường xuất khẩu được khoảng 139.301 tấn/240.000 tấn hạn ngạch cho phép. Đợt 2 cho phép xuất khẩu từ 01/7/2014, hiện xuất khẩu được 4.500 tấn/114.000 tấn đã cấp hạn nghạch. Nếu tính từ đầu năm thì tổng lượng xuất khoảng 180.000 tấn/475.000 tấn đường cho phép xuất khẩu.
Nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan: Ước thực hiện cả năm 2014 nhập khẩu khoảng 76.200 tấn/77.200 tấn đã cấp hạn ngạch.
Cung cầu năm 2014: Vụ sản xuất 2013-2014, cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động, diện tích mía cả nước là 309.400 ha, tăng hơn vụ trước 11.200 ha; năng suất bình quân cả nước đạt 64,7 tấn/ha, tăng so với vụ trước 0,8 tấn/ha; sản lượng mía cả nước được 20,02 triệu tấn tăng so với vụ trước 1,5 triệu tấn; công suất thiết kế 141.250 TMN.
Tổng cung: 1.867.670 tấn, bao gồm: Sản xuất đạt 1.590.470 tấn; tồn kho đạt 200.000 tấn; nhập khẩu: 77.200 tấn; Tổng cầu: 1.400.000 tấn. Cân đối cung cầu: nguồn cung dư so với cầu 467.670 tấn.
Diễn biến giá: So với cùng kỳ năm 2013, giá đường trong nước giảm. Giá bán buôn đường RS khoảng 11.300 - 14.900 đồng/kg, giảm 1.100 – 2.200 đồng/kg; giá bán buôn đường RE khoảng 12.600 - 15.600 đồng/kg, giảm 1.400 - 1.900 đồng/kg; giá bán lẻ đường 18.000 - 21.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Đơn vị tính: đồng/kg
Tháng/Mặt hàng
|
Giá bán buôn
đường RS
|
Giá bán buôn
đường RE
|
Giá bán lẻ đường
|
Quý I/2014
|
12.200 - 14.900
|
12.800 - 15.600
|
18.000 - 21.000
|
Quý II/2014
|
12.500 – 13.600
|
12.850 – 14.700
|
18.000 – 21.000
|
Quý III/2014
|
12.100 – 13.200
|
13.100 – 14.700
|
18.000 – 21.000
|
Tháng 10/2014
|
12.100 – 13.000
|
13.200 – 14.700
|
18.000 - 21.000
|
Tháng 11/2014
|
11.300 – 13.000
|
12.600 – 14.700
|
18.000 - 21.000
|
Tháng 12/2014
|
11.300 – 12.350
|
12.800 – 14.800
|
18.000 - 21.000
|
Năm 2014
|
11.300 – 14.900
|
12.600 – 15.600
|
18.000 – 21.000
|
Năm 2013
|
13.500 – 16.000
|
14.000 – 17.500
|
18.000– 23.000
|
Năm 2014 so với 2013
|
Giảm1.100 – 2.200
|
Giảm1.400 – 1.900
|
Giảm 2.000
|
Nguyên nhân:
- Thế giới: Nguồn cung đường lớn từ các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như Braxin, Ấn Độ, trong khi nhu cầu tiêu dùng thấp cùng với đà suy giảm của thị trường hàng hóa nói chung và sự suy yếu của đồng Real là những nguyên nhân chính kéo giá đường thế giới năm 2014 giảm so với năm 2013.
- Trong nước: Nguồn cung trong nước dồi dào, tiêu thụ chậm, luôn tồn kho ở mức cao và sự suy giảm mạnh của giá đường thế giới đã tác động kéo giá đường trong nước năm 2014 giảm so với năm 2013.
Dự báo:
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ 2014-2015 dự kiến diện tích mía cả nước khoảng 300.000 ha, giảm so với vụ trước khoảng 9.400 ha, năng suất bình quân 64 tấn/ha, sản lượng mía cả nước dự kiến 19,2 triện tấn, có 41 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế là 150.000 TMN.
Trong nước, tổng cung: 1.881.000 tấn, bao gồm: Sản xuất: 1.600.000 tấn; tồn kho: 200.000 tấn; nhập khẩu: 81.000 tấn. Tổng cầu: Ước nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 1.400.000 tấn. Sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, còn dư 481.000 tấn.
- Thị trường thế giới: Áp lực về nguồn cung lớn từ các nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới như Braxin, Ấn Độ trong khi nhu cầu tiêu dùng thấp, dự báo giá đường thế giới khó có khả năng tăng giá.
- Thị trường trong nước: Đến giữa tháng 1/2015, toàn bộ các nhà máy đường còn lại ở Miền Trung sẽ vào vụ. Sản lượng đường tháng 1/2015 ước đạt 250.000 – 300.000 tấn.
Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, tiêu thụ có thể tăng nhưng tồn kho cũng sẽ tăng cao, giá đường trong nước dự báo có khả năng ổn định ở mức thấp như hiện nay./.